Nhiều người thắc mắc uống trà có cần không gian không? không gian uống trà đóng vai trò thế nào, và tác dụng của trà thái nguyên khi kết hợp với những thảo mộc khác có công dụng gì, vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm một chút về những điều thắc mắc trên nhé
I. Không gian uống trà có quan trọng không?
Không gian uống trà, thường để dành cho cái sự thưởng thức trà một cách khoan thai, tinh tế chứ không phải để ngồi uống như thông thường, vì vậy để có một buổi trà ngon, không gian uống trà cũng rất quan trọng.
Nếu người xưa thưởng thức trà (chè) tân cương Thái Nguyên sau những buổi đồng áng, dưới gốc cây mát mẻ, chuyện trò hay nghỉ ngơi mà nhâm nhi ly trà thái nguyên ngon thì thật là sảng khoái, đó cũng là một không gian để uống trà. Ngày nay, thì việc uống trà ở những nơi phố thị, quán xá hay trà thất của mỗi người đều được nâng tầm nghệ thuật. Người thưởng trà cũng đầu tư không gian, dụng cụ pha trà cũng như chọn trà kỹ lưỡng, tỉ mỉ hơn. Trà thất hay quán trà của người chủ luôn thể hiện được phong cách, hay tính cách rõ ràng. Và trà khách đến uống cũng được truyền cảm giác thư thái ấy mà buổi trà có phần long trọng thú vị hơn… Đó cũng là không gian thưởng trà. Dù không gian có khác nhau, nhưng bản chất đều là mong muốn người pha trà, người uống trà có tâm thế thư thái, thoải mái nhất, có như vậy thì trà mới ngon, và ngược lại, một không gian dù đẹp mà tâm thế người thưởng trà cảm thấy không thoải mái, hay một không gian xô bồ, náo nhiệt quá thì dù đẹp đến đâu cũng không khiến cho trà ngon được.
Không gian thưởng trà nõn tôm thái nguyên
Hãy chọn cho mình những chén trà ngon, một không gian tạo sự thoải mái, không cần quá cầu kỳ nhưng thật chỉn chu, tạo không khí thoải mái và chọn thời điểm uống trà thích hợp (như buổi sáng, hay sau bữa cơm chiều sớm) để kết hợp không gian uống trà và người thưởng trà hoà lại làm một, được như thế thật thi vị và tuyệt vời
II. Những tác dụng bất ngờ khi kết hợp trà xanh thái nguyên với nguyên liệu khác
1.Trà gừng
Cách làm: lấy 7g trà xanh và 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đem nấu sôi.
Công dụng: Ra mồ hôi, giải độc, ấm phổi, chống ho, chữa các chứng cúm, thương hàn.
Trà kết hợp gừng chữa bệnh
2. Trà hoa cúc
Cách làm: lấy 9g lá trà xanh, 6g hoa cúc hãm với nước sôi, uống nguội.
Công dụng: bổ gan, sáng mắt, trị đau đầu, đau mắt đỏ.
Trà kết hợp hoa cúc
3. Trà mật ong
Cách làm: cho lá trà tươi vào túi vãi, đổ nước sôi hãm lấy nước, hòa chung 1 thìa mật ong. Mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt nước.
Công dụng: trị viêm họng, tưa lưỡi, viêm nướu, viêm chân răng. Trị các chứng họng khô, miệng khát, ho khan, không đờm, bí tiểu, tỳ vị không tốt.
Trà và mật ong
4. Trà và muối
Cách làm: Lá chè 3g và muối ăn 1gr. Cho nước sôi, hãm trong 5 phút rồi uống. Mỗi ngày uống 4-6 lần.
Công dụng: Làm sáng mắt, tiêu viêm, hóa đờm, hạ hỏa, thích hợp cho các bệnh cảm mạo, ho, mắt đỏ, đau răng.
Trà và muối
5. Trà và đường
Cách làm: Lá chè 3g, đường đỏ 10g. Cho nước sôi, hãm trong 5 phút rồi uống. Mỗi ngày uống 1 cốc.
Công dụng: Hoa vị mãn tỳ, điều hòa dạ dày, ấm tỳ bổ khí. Chữa trị được các chứng khó đại tiện, đau bụng dưới, phụ nữ đau bụng khi có kinh nguyệt.
Trà thái nguyên uống cùng đường
6. Trà và giấm
Cách làm: Lá chè 3 g, dấm lâu năm 2 ml. Dùng nước sôi hãm trà 5 phút, sau đó đổ dấm vào rồi uống. Mỗi ngày pha uống 3 lần.
Công dụng: Lợi dạ dày, khỏi kiết lị, hóa ứ, giảm đau.
Trà và giấm táo
7. Trà và quả hồng
Cách làm: Lá chè 3gr, mứt quả hồng 3 quả, đường phèn 5gr. Cho mứt hồng với đường phèn vào nấu nhừ rồi đổ nước trà vào uống.
Công dụng: Thông khí, hóa đờm, ích tỳ, bổ vị (dạ dày), người bị kết hạch trong phổi uống rất tốt.
Trà kết hợp cùng quả hồng
8. Trà và cháo
Cách làm: Lá chè 6gr, gạo 100gr. Cho nước sôi hãm trà. Lấy nước trà này cho vào gạo đã vo sạch để nấu thành cháo ăn.
Công dụng: Hòa vị, tiêu ích (chống chướng bụng), chữa các bệnh đường tiêu hóa bất ổn.
9. Trà và sữa
Cách làm: Lá chè 2gr, sữa bò ½ cốc, đường trắng. Cho đường, sữa đun với ½ cốc nước đến khi sôi cho trà vào uống sau bữa ăn.
Công dụng: Bổ dạ dày, giúp tiêu hóa, chống chướng bụng, sảng khoái tinh thần, cải thiện thị lực.
Trà nõn tôm và sữa
10 Trà và tỏi
Cách làm: Lá chè 3gr, tỏi 2 tép. Cho nước sôi hãm trà, thả 2 tép tỏi xay nhuyễn vào.
Công dụng: Trà và tỏi giúp người khỏe mạnh, tránh được các bệnh cao huyết áp, ung thư, viêm khớp, phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm. Tỏi có tác dụng kháng sinh mạnh, chống được cảm cúm.
Trà và tỏi trị bệnh
Một số lưu ý khi sử dụng trà:
Chất tannin có trong trà (chè) xanh Tân Cương Thái Nguyên rất kỵ với những dụng cụ pha hay nước có thành phần kim loại cao.
Không uống quá đặc, tránh trường hợp bị say trà, khó tiêu, cơ thể bồn chồn lo lắng, mất vị giác
Chỉ nên uống trà xanh thái nguyên buổi sáng để tỉnh táo, không sử dụng trước khi ngủ ít nhất 6 tiêngd
Nên uống trà xanh thái nguyên sau ăn, tránh bị xót ruột
(Lưu ý: Kết quả có thể đa dạng tùy theo cơ địa của mỗi người)
III. Hướng dẫn sử dụng Trà xanh tân cương thái nguyên
Trà (chè) Nõn Tôm Tân Cương Thái Nguyên thuộc vào dòng Trà Xanh và được trồng ở đất trung du phía Bắc là Tỉnh Thái Nguyên, Trà ở đây có hàm lượng Tanin khá cao so với những loại trà khác, bởi vậy để mang lại sức khỏe tốt nhất khi uống trà thì bạn cũng phải uống đúng cách:
Không uống trà lúc đói, vì như vậy sẽ làm tụt đường huyết của bạn, nhất là đối với người bị huyết áp thấp thì sẽ bị say trà và thấy cồn cào ở bao tử. Hãy uống trà sau khi ăn 30 phút và uống trà khi bạn chưa bị đói để có sức khỏe tốt nhất.
Không uống trà cùng với thuốc, Vì hợp chất trong trà sẽ khiến mất tác dụng của thuốc, chỉ nên uống trà với nước suối, chỉ nên uống trà trước hoặc sau 30p
Không uống trà sau khi ăn thịt chó, vì trong thịt chó có rất nhiều đạm, uống trà sau ăn thịt chó bạn sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu ( tốt nhất bạn cũng không nên ăn thịt chó, bởi chó là con vật thân thiện nhất với chúng ta trong các con vật).
Không uống trà quá đậm, tránh hỏng vị giác tạm thời và kéo dài sẽ ảnh hưởng vị giác nghiêm trọng hơn, uống trà đặc còn khiến não bộ bồn chồn, căng thẳng
Bạn là người bị bệnh tim hay cao huyết áp thì nên uống trà thường xuyên để đảm bảo huyết áp của bạn luôn được điều hòa tốt nhưng nếu uống nhiều và đặc, lại phản tác dụng và gây hại cho tim cũng như huyết áp của bạn