Những người làm nghề gốm sứ chắc hẳn đã nghe qua câu ca” Nhất xương, nhì da, thứ ba đến lửa”. Xương ở đây chính là tạo hình, da là phần trang trí bên ngoài, lửa ở đây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm.
Điều này thể hiện rõ nhất trong việc chế tạo các sản phẩm gốm nói chung và sản phẩm bình gốm sứ men rạn nói riêng. Bài viết hôm nay của Artusboutique sẽ giúp các bạn đi tìm hiểu về kỹ thuật chế tác bình gốm sứ men rạn.
Bình gốm sứ men rạn, thực ra vẫn là một loại gốm chỉ khác ở quá trình tạo men rạn thường phức tạp và tỉ mỉ hơn nhiều.
Trước tiên, các nghệ nhân làm bình gốm men rạn phải biết cách kết hợp đặc tính của xương và da gốm sao cho bình gốm sứ men rạn trở nên hoàn hảo nhất. Quy trình làm bình gốm sứ men rạn được thực hiện như sau:
Sử dụng đất sét xanh, giả đất và cát để làm xương cho bình gốm. Sau đó đem trộn các hỗn hợp này lại với nhau theo tỷ lệ 10:3:4 ( nghĩa là đất xét xanh 10 phần, giả đất 3 phần và cát 4 phần).
Sau khi được tạo hình và tráng men, thì bình gốm sứ men rạn được nung trong lò với nhiệt độ 1.000 độ C. Nhiệt độ cao như vậy sẽ giúp cho xương gốm đủ chín, men đủ độ chảy nhưng vẫn còn có những khe hở tạo nên những vết rạn.
Bình gốm xuất hiện những vết rạn như vậy là do sự khác nhau giữa các thành phần men, và xương gốm, tạo nên độ kết dính và đông đặc khác nhau. Nhờ vậy mà những nghệ nhân gốm đã tận dụng điểm này để tạo ra loại bình bình gốm sứ men rạn độc đáo và lạ mắt.
Tuy nhiên quá trình chế tác vẫn chưa kết thúc. Sau khi vật phẩm được ra lò, lúc này vẫn còn đang ấm, thì người nghệ nhân sẽ xoa vào lớp vỏ một lớp mực. Lúc này bình gốm có khả năng thấm cao nên mực có thể dễ dàng len lỏi vào các khe rạn của men. Sau bước này, thì các bạn sẽ nhìn thấy vết rạn hiện lên hơi mờ mờ, lúc ẩn lúc hiện sau lớp men bóng loáng, tạo nên nét đẹp khó cưỡng lại cho sản phẩm bình gốm sứ men rạn.
Do trải qua quá trình chế tạo tỉ mỉ và công phu đến như vậy, nên các sản phẩm bình gốm sứ men rạn luôn được mọi người chào đón và đánh giá cao.