Kintsugi - nghệ thuật vá vàng của người Nhật Bản

10/12/2020
Kintsugi - nghệ thuật vá vàng của người Nhật Bản
Tìm hiểu từ Khóa "Kintsugi" chỉ cho ra khoảng hơn 4 ngàn từ khóa, và mức độ thông tin khá trùng lặp, như vậy có thể thấy rằng, nghề truyền thống cũng như triết lý sâu xa của người Nhật thông qua cách ghép và vẽ vàng trên đồ gốm sứ bị vỡ của người Nhật Bản còn khá mới mẻ, lạ lẫm với người Việt Nam.

 I. Nguồn trên Wiki media


Nguồn gốc Đồ sơn mài là một truyền thống lâu đời ở Nhật Bản, ở một vài khía cạnh, chúng đã có thể được kết hợp với maki-e như một sự thay thế cho các kỹ thuật sửa chữa gốm khác. Một giả thuyết cho rằng kintsugi có thể có nguồn gốc khi shogun Ashikaga Yoshimasa đã gửi một bát uống trà bị hư hỏng về Trung Quốc để sửa chữa vào cuối thế kỷ thứ 15.[7] Khi được trả lại, được sửa chữa với những cái ghim kim loại xấu xí, nó có thể đã như một lời nhắc nhở những người thợ thủ công Nhật Bản tìm kiếm một ý nghĩa thẩm mỹ hơn về việc sửa chữa. Các nhà sưu tập trở nên say mê với nghệ thuật mới, mà một số người bị cho rằng cố tình đập vỡ đồ gốm có giá trị để nó có thể được sửa chữa với các vỉa vàng của kintsugi.[2]
  Kintsugi bắt đầu có liên kết chặt chẽ với những bình gốm đựng nước được sử dụng trong chanoyu (trà đạo).[3] Trong khi quá trình này gắn liền với thợ thủ công Nhật Bản, kỹ thuật này được áp dụng cho những đồ gốm có xuất xứ từ nơi khác bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên.[8]

  Triết lý Là một triết lý, kintsugi có thể được coi là có điểm tương đồng với triết lý của Nhật Bản về wabi-sabi, một sự bao bọc các thiếu sót hoặc sự không hoàn hảo.[9] Các giá trị mỹ học Nhật Bản để ý đến bề ngoài trong việc sử dụng một đối tượng. Điều này có thể được xem như là một lý do cho việc giữ lại một đối tượng bên mình, kể cả sau khi nó bị hư hỏng và như một sự biện minh của bản thân kintsugi, làm nổi bật các vết nứt vỡ và sửa chữa một cách đơn giản như một sự kiện trong vòng đời của một đối tượng, thay vì không sử dụng chúng nữa vào thời điểm nó bị hư hại hoặc nứt vỡ.[10]

  Kintsugi có thể liên quan đến triết lý của Nhật Bản về "không suy nghĩ" (無心 (vô tâm) mushin?), trong đó bao gồm các khái niệm về vô chấp, chấp nhận sự thay đổi và số phận như những khía cạnh của cuộc sống con người.[11] “ Không chỉ là nỗ lực che giấu những hư hại, mà sự sửa chữa thật sự đã giúp đồ vật toả sáng... một loại biểu hiện vật chất của tinh thần của mushin....Mushin thường được dịch theo nghĩa đen là “không suy nghĩ,” nhưng mang ý nghĩa thật sự ẩn giấu về sự hiện diện đầy đủ trong khoảnh khắc, của sự vô chấp, của sự bình thản giữa những điều kiện thay đổi....Những thăng trầm của sự tồn tại theo thời gian, mà tất cả con người rất nhạy cảm, không thể rõ ràng hơn những sự hư hại, những va đập và những mảnh nứt vỡ mà đồ sứ cũng là chủ thể. Sự chua chát hoặc thẩm mỹ về sự tồn tại này được biết đến tại Nhật Bản như mono no aware, một sự nhạy cảm từ bi, hoặc có lẽ đồng nhất với, [những đồ vật] bên ngoài bản thân một đối tượng. ” —  Các phân loại Có một vài phong cách hoặc thể loại chính của kintsugi:

• Hibi (ひび? "nứt vỡ"), cách dùng bụi vàng và nhựa thông hoặc sơn mài để đính những mảnh vỡ với sự chồng lấn nhỏ hoặc bổ sung vào những miếng còn thiếu
• Kake no kintsugi rei (欠けの金継ぎ例? "phương pháp miếng"), khi mà một mảnh gốm thay thế không có sẵn và toàn bộ những phần thêm vào đều bằng vàng hoặc hỗn hợp vàng/sơn mài
• Yobitsugi (呼び継ぎ? "liên kết các mối nối"), khi mà một mảnh có hình dạng tương tự nhưng không khớp được sử dụng để thay thế miếng còn thiếu của một đồ đựng nước, để tạo hiệu ứng chắp nối (en:patchwork).[12] Các kỹ thuật liên quan



Giỏ có hoạ tiết mặt lưới Nam Kinh, c. 1750, được vá lại với ghim bằng kim loại Sửa chữa bằng ghim là một kỹ thuật tương tự từng được sử dụng trong việc sửa chữa đồ gốm bị hư hại,[13] tại đó những lỗ nhỏ được khoan vào cả hai mặt của bề mặt vết nứt vỡ và ghim kim loại có xu hướng giữ các miếng với nhau.[14]

  Phương pháp sửa chữa bằng ghim được sử dụng ở châu Âu (ở Hy Lạp cổ đại, vương quốc Anh và Nga trong số những nước khác) và Trung Quốc như một kỹ thuật sửa chữa cho những đồ vật đặc biệt có giá trị.[14]

  Ảnh hưởng lên nghệ thuật hiện đại Kintsugi là khái niệm chung để làm nổi bật hoặc nhấn mạnh sự không hoàn hảo, làm liền và nối kết lại về mặt thị giác như một điểm được thêm vào hoặc một khu vực để chào mừng hoặc tập trung vào, thay vì các mảnh bị mất hoặc thiếu. Các nghệ sĩ hiện đại thử nghiệm kỹ thuật cổ xưa này như một phương tiện để phân tích ý tưởng của sự mất mát, tổ hợp và cải thiện thông qua sự phá hủy và sửa chữa hoặc tái sinh.[15]

  Trong khi ban đầu bị bỏ qua như một hình thức nghệ thuật riêng biệt, kintsugi và những phương pháp sửa chữa liên quan đã được giới thiệu tại triển lãm ở Freer Gallery thuộc Smithsonian và tại Metropolitan Museum of Art.[2][8][9]

  Khái niệm về Kintsugi đã tạo cảm hứng cho Tim Baker của ban nhạc người Canada Hey Rosetta! trong quá trình sáng tạo nên album năm 2014, Second Sight. Đĩa đơn chủ đạo, "Kintsukuroi," lấy tên trực tiếp từ loại hình nghệ thuật này, và bìa đĩa có sự kết hợp với một chiếc bát được sửa chữa theo phương pháp kintsugi. Ban nhạc folk người Canada The Rural Alberta Advantage cũng lấy kintsugi làm cảm hứng nghệ thuật cho sản phẩm thu âm có tên gọi gây ấn tượng mạnh năm 2014, Mended with Gold. Death Cab for Cutie cũng đặt tên album năm 2015 của họ là Kintsugi, có thể bởi vì trong quá trình sản xuất album, tay lead guitar và thành viên sáng lập Chris Walla đã thông báo rằng anh đang trong quá trình rời khỏi ban nhạc (mặc dù anh tiếp tục hợp tác trong quá trình thu âm và sáng tạo như một thành viên chính thức cho tới khi hoàn thành quá trình sản xuất album).[16]

II. Nguồn trên các trang báo khác

  Không có gì thực sự bị phá vỡ - đó là triết lý đằng sau nghệ thuật Kintsugi của Nhật Bản, một nghề thủ công hàn gắn đồ gốm bị vỡ bằng cách sử dụng các đường nối từ vàng tuyệt hảo.

  Trong tiếng Nhật, từ Kintsugi có nghĩa là "dùng vàng để hàn gắn", đây là một nghề thủ công xuất hiện từ thế kỷ 15 dành riêng cho việc phục hồi gốm. Kintsugi là một loại hình nghệ thuật cổ xưa có thể biến gốm vỡ thành những kiệt tác hồi sinh từ vàng. Bên cạnh đó, kintsugi cũng mang một ý nghĩa triết học sâu sắc về việc tập trung vào vẻ đẹp và sức mạnh tiềm ẩn trong cuộc sống.

  Câu chuyện về Kintsugi bắt nguồn từ thế kỉ 15, khi tướng quân Nhật Bản Ashikaga Yoshimasa làm vỡ một trong những chiếc bát trà Trung Quốc yêu quý nhất của mình, ông đã cho người mang chiếc cốc sang Trung Quốc để họ hàn gắn lại. Tuy nhiên, khi nhận về chiếc bát trà, ông đã vô cùng thất vọng về những vết hàn thô kệch xấu xí đó nên ông đã giao cho các thợ thủ công Nhật Bản tìm cách hàn gắn lại nó theo phương pháp mới và kết quả khiến ông vô cùng hài lòng. Từ đó, Kintsugi trở thành một loại hình nghệ thuật và đã tồn tại được hơn 500 năm. Với ý nghĩa "kết hợp với vàng", đồ gốm sứ bị vỡ sẽ được hàn lại bằng một đường sơn mài và kim loại quý, cụ thể là vàng, bạc, bạch kim. Nhìn vào nghệ thuật của Kintsugi, người ta có thể thấy ngay sức mạnh biến đổi của nó. Các mảnh vỡ của một chiếc bình sẽ được nối lại một cách điêu nghệ với viền vàng ánh sang trọng. Mặc dù hình dạng ban đầu của chiếc bình đã bị biến mất mãi mãi, thông qua thuật giả kim của Kintsugi, bản chất vẻ đẹp của chiếc bình không chỉ tiếp tục tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

  Nghệ thuật này cũng mang trong mình một triết lý phương Đông pha lẫn phương Tây: Nếu vẻ đẹp đáng kinh ngạc như vậy có thể xuất hiện từ các mảnh vỡ của chiếc bình, thì một sự biến đổi tương tự cũng có thể xảy ra với chính con người chúng ta. Nói theo cách khác, sự biến đổi không chỉ là việc đưa các mảnh vỡ của cuộc sống trở lại với nhau, mà còn là sự tái tạo lại toàn bộ bản thân trong đó các mảnh vỡ của chúng ta được ghép thành một kiệt tác đẹp đẽ, hoàn hảo.

  Kintsugi thuộc một trong những tư tưởng Thiền tông của người Nhật: tôn trọng những thứ đơn giản, cũ kĩ và đi tìm vẻ đẹp trong sự thiếu hoàn hảo. Bởi vậy, người Nhật thường có câu "cuộc đời ta giống như một chiếc chén đã vỡ". Từ những vấp ngã, tổn thương, thất bại mà chúng ta phải trải qua sẽ trở thành những vết sẹo đi mãi theo chúng ta suốt cuộc đời, nhưng nếu chúng ta biết hàn gắn nó, tô vẽ cho nó thoát khỏi sự đau buồn, rạn nứt, thì những vết sẹo đó chính là một trong những điều khiến ta trở nên hoàn hảo và mạnh mẽ hơn trước. Nghệ thuật Kintsugi cũng cho chúng ta thấy rằng chẳng có ai là hoàn hảo trên cuộc đời này, nhưng những vết sẹo cuộc đời có thể khiến chúng ta tỏa sáng như những chiếc bát được hàn gắn lại từ bột vàng. Phương pháp phục hồi trong Kintsugi.

  Kintsugi thường có 3 phương pháp. Phương pháp đầu tiên là phương pháp phục hồi. Đây là phương pháp cơ bản nhất, bằng cách dùng hỗn hợp có thành phần chính là vàng để nối lại những mảnh vỡ. Phương pháp thay thế trong Kintsugi. Phương pháp thứ hai là thay thế, đây là phương pháp dùng khi sản phẩm gốm sứ bị thiếu đi một miếng. Lúc này, nghệ nhân sẽ dùng "nhựa" vàng hoặc hợp chất vàng để hoàn thiện lại.

  Phương pháp ghép lai trong Kintsugi. Và phương pháp cuối cùng là phương pháp ghép lai, là việc dùng những mảnh vỡ có cùng chất liệu nhưng hoa văn lại khác với sản phẩm gốm sứ ban đầu. Đây là phương pháp khó nhất bởi nó đòi hỏi sự tinh tế và tỉ mẩn của người nghệ nhân vì phải lựa chọn những mảnh vỡ phù hợp và tương đồng, không chỉ về màu sắc mà còn cả bố cục, họa tiết...

  Những món đồ bị vỡ sau khi được hàn lại bằng sự kết hợp giữa sơn mài và vàng thường đẹp hơn và bền hơn lúc đầu. Nó trở thành những tác phẩm đầy chất nghệ thuật, mang biểu tượng của sức mạnh, sự mong manh và cái đẹp trong sự thiếu hoàn hảo. Đồng thời, giá trị nghệ thuật và giá trị vật chất của món đồ không hề bị giảm đi sau khi mang lên mình những vết hàn gắn đó.

  Nghệ thuật Kintsugi mang ý nghĩa lớn lao trong đời sống rằng những vết sẹo, những tổn thương, những vỡ vụn là thứ không cần phải giấu đi, bởi chẳng có ai trên đời này không phải chịu đựng những điều đó. Kintsugi thể hiện triết lý trân trọng những sai lầm và những điều không hoàn hảo, không tròn vẹn trong cuộc đời này. Mỗi vết nứt trên món đồ gốm cũng giống như đời mỗi người, đều mang trong mình một câu chuyện khác nhau. Món đồ gốm càng trở nên đẹp đẽ hơn, xinh đẹp hơn và đáng quý hơn là bởi từ chính những mảnh vỡ đã được hàn gắn lại. Và cuộc đời mỗi chúng ta sẽ trở nên ý nghĩa hơn sau những trải nghiệm đầy cảm xúc. Mặc dù chúng ta thường có xu hướng trốn tránh việc nhìn lại những tổn thương, nỗi đau mà chúng ta đã trải qua, nhưng nếu can đảm đối mặt với những "vết nứt cuộc đời" đó, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng qua nó chúng ta đã trở nên trưởng thành hơn, hoàn hảo hơn và xinh đẹp hơn.

Các cách phục chế của nghệ thuật Kintsukuroi
- Nabi - nứt vỡ hay phục hồi: Gắn các vết nứt hay lắp các mảnh bị thiếu trên các vật dụng bằng hỗn hợp với thành phần chính là vàng. Đây chính là phương pháp cơ bản nhất của nghệ thuật Kintsukuroi.
- Kake no kintsugi rei - miếng hay thay thế: Áp dụng trong trường hợp các mảnh vỡ bị thiếu nên không cùng loại với nhau, trong trường hợp này các nghệ nhận sẽ sử dụng tất cả những chất liệu sẵn có như nhựa, vàng để tạo nên một sản phẩm mới.
- Yubitsugi - liên kết hay ghép: Sử dụng một mảnh vỡ có kích thước như vậy dụng này, nhưng hoạ tiết khác biệt. Dĩ nhiên những mảnh vỡ này phải phù hợp và tương đồng về màu sắc, bố cục tạo nên giá trị của tác phẩm.

* Ý nghĩa và triết lý sống từ nghệ thuật Kintsugi rei
  Đối với người Nhật, đây không chỉ là một nghệ thuật mà nó còn ẩn chứa những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Họ xem việc xử lý và phục chế, sửa chữa như một phần lịch sử thuộc về vật dụng đó.
  Nghệ thuật Kintsugi mang ý nghĩa lớn lao trong đời sống rằng những vết sẹo, những tổn thương, những vỡ vụn là thứ không cần phải giấu đi, bởi chẳng có ai sống trên đời này mà không phải trải qua những điều đó. Kintsugi thể hiện triết lý trân trọng những sai lầm và những điều không hoàn hảo, không trọn vẹn trong cuộc đời này. - Họ không hề sửa chữa để nhằm che giấu những chỗ hỏng trên đồ vật, ngược lại họ muốn phơi bày những khuyết điểm đó một cách trần trụi nhất có thể, từ đó biến nó thành ưu điểm của mình, nâng giá trị của các sản phẩm lên một tầng cao mới.
  Ngoài ra, việc hàn gắn các đồ vật này còn giúp người Nhật biểu hiện thái độ tôn trọng đối với các mối quan hệ xung quanh. Có yêu quý nhau mới lưu giữ các kỷ niệm dù cho đã hư, vỡ. Qua nghệ thuật này, chúng ta càng thêm ngưỡng mộ tính cách của người Nhật. Chỉ từ những vật dụng hư, vỡ cũng có thể tìm ra những giá trị sống đáng quý.

III. Cách thực hành từ Shin tea trải nghiệm thành công
Xem clip tổng hợp thực hành tại đây shinbettacoffee.com/kintsugi---nghe-thuat-va-vang-nhat-ban---thuc-hanh-b138.php
1. Trộn keo A. Bột mỳ và sơn mài và nước B. Bột đá..sơn mài và nước
2. Gắn xong dính băng keo giấy để thùng carton 1 đến 2 tuần môi trường ẩm
3. Trộm keo trét nhanh lần 2 để 2 ngày
4. Lấy nhám nhúng nước lau và trà sạch
5. Sơn mài đen vẽ 1 lớp để 1 ngày
6. Sơn mài đỏ vẽ 1 lớp để 1 giờ
7. Phủ bột hoặc vàng lá
8. Để 1 tuần Bột đá Bột bentonit Bột vàng Sơn mài Nhật đỏ và đen
* Mua đồ kintsugi trang nước ngoài ở link dưới
https://www.kintugi.com/?page_id=438#flour
* Xem Video tổng hợp cách thực hành tại đây

https://shinbettacoffee.com/kintsugi---nghe-thuat-va-vang-nhat-ban---thuc-hanh-b138.php

Chúc các bạn thành công trong việc ghép lại những mảnh vỡ từ món đồ gốm sứ yêu thích của mình nhé

 Trà Đạo Shin's betta coffee & tea

GIAO HÀNG TẬN NHÀ 
NHANH CHÓNG - CHÍNH XÁC 
------------------------------------------
Địa chỉ: Chung cư 482A Nơ Trang Long , Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành Phố HCM (hẻm 482 chùa Pháp Quang vào 100m bên tay phải) để xe trước cửa

HOTLINE:  0868.140.984 (Làm việc đến 17h00' các ngày trong tuần, kể cả Lễ, Tết) - Quý khách đến muộn hơn có thể liên hệ trước

STK: 13010001200712 BIDV Sài gòn (Sở giao dịch 2) chủ TK TRINH TUAN NGHIA

------------------------------------------
- Quý khách có thể đến trực tiếp để thử sản phẩm, (vui lòng gọi điện trước khi đến);
- Trường hợp quý khách mua trực tuyến trên mạng qua website hay fanpage, chúng tôi sẽ đóng gói gửi cho đơn vị vận chuyển sau khi nhận được thông tin chuyển khoản với các đơn hàng là gốm và trà cụ từ quý khách.
- Nhận Ship Cod hoặc chuyển khoản với các đơn hàng là trà (phí vận chuyển Cod có thể cao hơn so với chuyển khoản theo quy định của đơn vị vận chuyển)

- Cam kết hoàn trả hay bồi thường với tất cả sản phẩm không đúng chất lượng, hình ảnh mà quý khách đã mua. Bao bể mẻ hoàn tiền nếu có lỗi trong quá trình vận chuyển.

Trân trọng

website: https://shinbettacoffee.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/trinhphuctuanlam
Shin tea
sưu tầm
Trà đạo Shin tea
địa chỉ mua trà thái nguyên
Bảng giá trà 2022
Shintea.vn
 
 
Gọi ngay/Call now