Biết đủ như triết lý chén trà Khổng Tử - chén Tham thì thâm

09/12/2020
Biết đủ như triết lý chén trà Khổng Tử -  chén Tham thì thâm
Bí ẩn từ chiếc chén cổ Chiếc chén mới nhìn cũng đơn giản như những chiếc chén uống trà, uống rượu thông thường khác, chỉ lạ hơn chút đỉnh ở bức tượng hình ông tiên nhô lên giữa lòng chén, và hễ rót quá hai phần chén là nước tự khắc chảy hết ra ngoài. Nhiều người cho rằng chiếc chén này là cổ vật duy nhất còn lại (trưng bày) ở Việt Nam tại nhà cổ Tấn Ký (101-Nguyễn Thái Học, TP Hội An, Quảng Nam), bởi trước kia nhà khảo cổ Vương Hồng Sển cũng sở hữu một chiếc chén như vậy, nhưng sau khi ông hiến tặng cho Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TPHCM đã bị thất lạc.
Từ “Chén Khổng Tử” ở nhà cổ Tấn Ký...
Nhà cổ Tấn Ký là một địa chỉ tham quan được du khách yêu thích nổi tiếng tại Hội An, không chỉ bởi lối kiến trúc cổ kính độc đáo được bảo tồn trọn vẹn suốt 200 năm qua, mà còn bởi rất nhiều bộ sưu tập chén bát, đĩa, bình cổ, gụ, sạp... phong phú, đa dạng được gia đình nhà họ Lê-chủ nhà Tấn Ký trưng bày, giới thiệu. Bên cạnh hàng trăm món cổ vật giá trị, nếu không chú ý, khó ai nhận ra chiếc chén “Khổng Tử” là một bảo vật quý của dòng họ. Hình thức của nó không quá đặc biệt, niên đại cũng không hẳn cao hơn những cổ vật khác. Tuy nhiên, theo lời bà Tân Xuân, dâu đời thứ 6 của chủ nhà, sau khi tìm hiểu lai lịch và tính năng của chiếc chén nhỏ, khách tham quan ai cũng muốn tận mắt chứng kiến sự độc đáo kỳ lạ ẩn chứa đằng sau vật quý. Chén có kích cỡ nhỏ, đặt lọt trong lòng bàn tay, bằng đất nung, men trắng trang trí hoa văn giản dị, nhô lên giữa lòng chén là một tượng hình người nhỉnh hơn ngón tay. Đáy chén ở phần đế bên ngoài có một lỗ nhỏ bằng que diêm. Khi đổ nước vào đến hai phần chén nước không chảy ra ngoài nhưng nếu rót quá đầy gần vành chén, từ đáy chén, nước chảy xuống thành dòng đến khi cạn khô. Bà Tân Xuân giải thích: “Chén còn có tên gọi là chén “tám phần” bởi nó chỉ chấp nhận... 8 phần nước, rót nhiều hơn chút là nó “đổ” đi ngay”.
Nhiều người thắc mắc tại sao cũng cái lỗ đấy mà khi đổ “tám phần” nước vào thì nước không chảy, nhưng chỉ thêm một chút là nước chảy đi bằng hết chứ không phải chỉ chảy phần nước thêm vào? Theo tài liệu còn lưu lại của nhà Tấn Ký, chiếc chén quý của gia đình do cụ tổ mua lại từ những thương nhân Trung Hoa sang buôn bán. Đây là món đồ gắn liền với vị triết gia nổi tiếng “Khổng Tử”. Tương truyền, một lần Khổng Tử đi qua một hoang mạc, giữa cơn đói khát, ông gặp một ông lão dẫn đến một ao nước cạn và cho một cái chén. Khổng Tử múc nước uống song cứ múc đầy chén nước đưa lên miệng thì không còn giọt nào. Hóa ra đáy chén có một cái lỗ, khi nước trong chén quá đầy thì theo đó ra ngoài. Sau nhiều lần tìm cách bịt cái lỗ nhưng không được, Khổng Tử đã hiểu, muốn giữ nước trong chén thì không được múc đầy. Quả đúng như vậy khi ông chỉ múc hai phần chén thì nước không đủ áp lực chảy qua lỗ nữa. Từ sự việc này, Không Tử nảy ra thuyết Trung dung, chủ trương con người cần phải biết kiềm chế hành vi và giữ cho ý nghĩ luôn ở trạng thái trung hòa. Sống thuận theo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín để thành người quân tử. Cái chén đã cứu Khổng Tử qua cơn khát và thành một triết thuyết của ông, về sau được gọi là chén Khổng Tử và trở thành một huyền thoại. Năm 1937, Theodore Tinsley đã viết truyện Cái chén của Khổng Tử đăng trên tạp chí The Shadow.
Còn có một truyền thuyết nữa cho rằng, sau những trận chiến liên miên giữa các nước, chén Khổng Tử tưởng chừng đã bị phá hủy sau trận hỏa hoạn ở Đền Ngọc (Jade Temple), nhưng thật ra đã được một vị tướng là Sun Wang lấy được và bí mật bán cho một nhà triệu phú tên là Arnold Dixon. Cái chén từ đó trải qua nhiều thăng trầm, từ những cuộc rượt đuổi, bắn giết, cháy nhà, đến rơi xuống vực sâu và chìm xuống biển ...
...Đến chén “Tham thì thâm” trong bộ sưu tập Vương Hồng Sển
Vào năm 2012, bà Trần Thị Thúy Phượng, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Việt Nam-TPHCM, chính thức xác nhận thông tin: “Ngày 2-7-2008, hiện vật (chén cổ vật mang mã số 01027010002 BTLS.15121) đã bị thất thoát trong quá trình xuất lên trưng bày trong phòng Sưu tập Vương Hồng Sển. Chiếc chén có tên Tham thì thâm”. Theo tài liệu giám định của Viện Khảo cổ học, chiếc chén Tham thì thâm có niên đại thế kỷ XIX. Đó là chiếc chén gốm men ngọc cao 4cm, đường kính 7cm, vành miệng có hình 7 cánh hoa, giữa lòng chén có tượng ông tiên màu lam, có lỗ một bên tượng. Ngoài thân có 7 gân nổi xoắn ốc và có lỗ ở giữa. Trong ghi chép để lại của cụ Vương Hồng Sển ghi rõ: “Chiếc chén là của bà Đốc phủ Hà Minh Phải, sau về tay cháu rể là luật sư Trần Văn Tốt, rồi thuộc về Cao Sơn (nhà sưu tầm Trần Đình Sơn) và anh này đã biếu cụ vào ngày 12-6-1985”. Sau sự kiện trên, ông Cao Sơn cũng xác nhận, khi mới chập chững bước vào con đường nghiên cứu và sưu tầm cổ vật, ông có mối giao hảo thâm tình với cụ Vương và tôn kính cụ như người thầy. Năm 1985, trong một lần trao đổi cổ vật, cụ Vương tỏ ra thích thú chén ngọc nên ông Sơn tặng cho cụ. Chén ngọc chỉ cho phép rót rượu (nước) vừa chạm miệng ông tiên, nếu rót thêm chỉ một giọt rượu sẽ theo lỗ nhỏ dưới trôn chén chảy ra ngoài không còn một giọt. Theo triết lý của cụ Vương, rượu dẫu ngon đến mấy cũng phải biết dừng lại đúng lúc, không nên tham quá sẽ mất hết. Từ đó, cụ Vương đặt cho chén ngọc cái tên mang tính khuyên răn: “Tham thì thâm”.
Còn bao nhiêu chiếc chén Khổng Tử tại Việt Nam?
Ông Cao Sơn cũng cho biết, hiện ông còn một cái chén cũng bằng sứ, đời nhà Thanh, có đặc tính giống như chén “Tham thì thâm” nhưng nhỏ hơn một chút. Chén có màu trắng ngà, hình trái tim. Hình vẽ trên chén là đoàn người quyền quý đi dạo trong công viên, số khác đi xem tranh, trò chuyện, mỗi người một sắc phục, riêng ông tiên mặc áo vàng có hình chữ Thọ. Chén này ông Sơn mua của bà luật sư Nguyễn Phước Đại (nguyên là luật sư Tòa thượng thẩm Sài Gòn, Phó Chủ tịch Thượng viện Sài Gòn cuối thập niên 1960, mất vào tháng 10-2013), nhưng ông Sơn khẳng định nó không quý bằng chén ông tặng cho cụ Vương có niên đại ít hơn. Hiện nay, vụ đánh mất chiếc chén cổ trong bộ sưu tập cụ Vương Hồng Sển đang dần đi vào quên lãng. Ông Sơn sau đó cũng có dò hỏi trong giới mua bán, sưu tầm cổ vật nhưng bóng dáng chiếc chén bị mất cắp vẫn bặt tin. Nhiều năm qua, trong quá trình nghiên cứu, ông Sơn khẳng định chưa thấy có chiếc chén thứ 3 giống như vậy. Trong khi đó, trang web tinhhoaviet.vn khi nhắc đến chủ đề “chén Khổng Tử” hay “chén tham thì thâm” có đưa ra hình ảnh một bộ chén tương tự gồm 4 chiếc, nhưng không có lai lịch rõ ràng... Như vậy, tạm thời có thể kết luận, nhà cổ Tấn Ký là nơi sở hữu, bảo quản và trưng bày chiếc chén cổ độc đáo duy nhất còn lại của người xưa.
(Trần Trung Sáng)
Theo nhà sưu tập người Pháp gốc Việt Gérard Chapuis, chiếc chén cổ đó mang ý nghĩa một bài học thâm thúy, sâu sắc, để con người biết sống tiết độ, không nên tham lam. Tuy nhiên, về nguyên lý cấu tạo của nó cũng không có gì bí ẩn ghê gớm. Cụ thể, Pythagoras được biết đến với định lý a2 + b2 = c2. Từ thuở xa xưa, để giải thích cho các môn đệ đức tín của sự điều độ, ông đã phát minh ra một chén tương tự. Khi chiếc chén chứa đầy rượu hoặc nước lên đến một giới hạn nhất định, chất lỏng sẽ còn được giữ lại trong ly. Nhưng nếu chất lỏng được đổ vượt quá giới hạn, sẽ thoát hết ra ngoài bằng một lỗ ở phía dưới ly. Bí ẩn là 1 xifông được che giấu trong cột ở trung tâm chiếc chén. Ngày nay, các thiết bị dùng nước được đặt trong nhà vệ sinh hoặc chung với phòng tắm là một phiên bản của chiếc chén Pythagoras.
Nguồn sưu tầm từ @Dao tuan vu
Link sản phẩm cùng loại tại shop

 Trà Đạo Shin's betta coffee & tea

GIAO HÀNG TẬN NHÀ 
NHANH CHÓNG - CHÍNH XÁC 
------------------------------------------
Địa chỉ: Chung cư 482A Nơ Trang Long , Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành Phố HCM (hẻm 482 chùa Pháp Quang vào 100m bên tay phải) để xe trước cửa

HOTLINE:  0868.140.984 (Làm việc đến 17h00' các ngày trong tuần, kể cả Lễ, Tết) - Quý khách đến muộn hơn có thể liên hệ trước

STK: 13010001200712 BIDV Sài gòn (Sở giao dịch 2) chủ TK TRINH TUAN NGHIA

------------------------------------------
- Quý khách có thể đến trực tiếp để thử sản phẩm, (vui lòng gọi điện trước khi đến);
- Trường hợp quý khách mua trực tuyến trên mạng qua website hay fanpage, chúng tôi sẽ đóng gói gửi cho đơn vị vận chuyển sau khi nhận được thông tin chuyển khoản với các đơn hàng là gốm và trà cụ từ quý khách.
- Nhận Ship Cod hoặc chuyển khoản với các đơn hàng là trà (phí vận chuyển Cod có thể cao hơn so với chuyển khoản theo quy định của đơn vị vận chuyển)

- Cam kết hoàn trả hay bồi thường với tất cả sản phẩm không đúng chất lượng, hình ảnh mà quý khách đã mua. Bao bể mẻ hoàn tiền nếu có lỗi trong quá trình vận chuyển.

Trân trọng

website: https://shinbettacoffee.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/trinhphuctuanlam
sư tầm
sư tầm
Trà đạo Shin tea
địa chỉ mua trà thái nguyên
Bảng giá trà 2022
Shintea.vn
 
 
Gọi ngay/Call now