Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản phát hiện ra các họa tiết trên đồ gốm sứ Ko-Kutani thuộc các nhóm phong cách sau: phong cách Trung Hoa (ảnh hưởng trang trí của thời Minh), phong cách Kano, phong cách Yamato, phong cách Imari (là những phong cách riêng của gốm sứ Nhật)…
Nhận biết gốm Kutani thật hay giả
Gốm Kutani – một dòng gốm của Nhật có hình dáng, mẫu mã và màu sắc vô cùng đặc sắc. Nhưng hiện nay trên thị trường bỗng xuất hiện nhiều đồ gốm sứ Kutani giả nhằm mục đích trực lợi nên bài viết sau đây sẽ phần nào giúp các bạn nhận biết được đâu là gốm Kutani thật, đâu là gốm Kutani giả.
Giới thiệu đôi chút về đồ gốm Kutani
Đồ gốm Kutani phát triển qua hai thời kỳ chính: thời kỳ thứ nhất gọi là Ko-Kutani (hay còn gọi là Kutani cổ); thời kỳ thứ hai gọi là Shin-Kutani (hay còn gọi là Kutani mới).
Ở thời kỳ thứ nhất (từ năm 1650 đến năm 1690), đồ gốm Ko-Kutani rất phát triển và trở nên nổi tiếng khắp đất nước Nhật Bản. Có thể nói gốm Ko-Kutani đã đạt được vinh quang của nó nhờ vào sự nỗ lực của một lãnh chúa phong kiến tên là Goto Saijiro.
Xương sứ Ko-Kutani vào thời đó chưa được tinh lọc tốt vì vậy nó thường có màu trắng đục và nhuốm màu đất sét. Trong thời kỳ đầu, xương đất thường có lẫn nhiều tạp chất. Nguyên nhân chủ yếu là do sự kém phát triển về kỹ thuật và một phần cũng là vì chất lượng của loại đất sét chuyên dùng làm nguyên liệu và ngoài ra gốm Kutani lại đun ở nhiệt độ rất thấp, khác với khá nhiều dòng gốm sứ khác. Tuy nhiên, chất lượng xương sứ của gốm Kutani cũng đã được cải tiến nhiều hơn theo thời gian.
Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản phát hiện ra các họa tiết trên đồ gốm sứ Ko-Kutani thuộc các nhóm phong cách sau: phong cách Trung Hoa (ảnh hưởng trang trí của thời Minh), phong cách Kano, phong cách Yamato, phong cách Imari (là những phong cách riêng của gốm sứ Nhật)…
Cách nhận biết đồ gốm Kutani qua những dấu hiệu bên ngoài
Về màu sắc
Màu lam trên những sản phẩm thuộc dòng đồ gốm Kutani có chút hơi ngả về màu đen còn màu đỏ thì hơi nhuốm đen chứ không hẳn là đỏ tươi như những đồ gốm sứ Kakiemon và cũng không bóng loáng bằng. Hầu như các màu khác cũng rơi vào tình trạng đậm màu hơn so với những dòng đồ gốm khác. Trong khi đồ Ko-Kutani luôn mang tông màu tối và lạnh thì tông màu sáng lại là đặc trưng nhận biết của dòng Kakiemon.
Về kiểu dáng
Đồ Ko-Kutani có rất nhiều những kiểu bình hoa có hình thù kỳ dị, đây là kết quả khi nung gốm ở nhiệt thấp. Nhưng chính vì thế, điều này lại tạo nên sự thích thú vô cùng đặc biệt của sản phẩm gốm Kutani này đối với các khách hàng và cũng góp phaqnaf tạo nên một thị hiếu gốm sứ mới đối với những người đam mê đồ gốm sứ Ko-Kutani.
Về họa tiết
Trên những món đồ gốm sứ Kutani, các đường viền đều được vẽ bởi những nét lớn, mạnh mẽ và thường không đều nhau. Người ta hay viền quanh những chi tiết trang tri màu đen, hoặc với những mảng màu sắc tương phản so với các chi tiết chính.
Hãy ghi nhớ những thông tin hữu ích này để nếu bạn có cầm trên tay một vật dụng gốm Kutani thì chắc chắn bạn sẽ đoán biết được đó là đồ thật hay giả nhé!
>>> Xem thêm các sản phẩm ấm chén uống trà nhật bản tại đây