Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với lịch sử gốm sứ lâu đời, và một trong những dòng gốm nổi tiếng từ xưa đến nay chính là Arita-ware – xuất hiện cách đây khoảng 400 năm. Tương truyền, vào năm 1616, Ri Sapei – một người thợ gốm đến từ Hàn Quốc đã phát hiện được một lớp đá tích tụ lâu năm tại Izumiyama ở Arita (hiện nay là Arita machi, Saga Prefecture) và đã sáng tạo ra các mảnh sứ đầu tiên tại Nhật Bản bằng nguyên liệu độc đáo này, và kể từ đó, ngành gốm sứ thủ công tại Arita đã có tốc độ phát triển nhanh chóng.
Trước đây, các sản phẩm gốm sứ Arita-ware chủ yếu sử dụng màu xanh làm chủ đạo để thiết kế trên vật liệu màu trắng. Trong thập niên 1640, mặc dù có không ít sản phẩm với thiết kế đẹp mắt bằng những màu sắc tươi sáng như đỏ, vàng, xanh lá cây nhưng các sản phẩm Arita-ware vẫn được rất nhiều người ưa chuộng. Vào thập niên 1690, dòng sứ Arita-ware bắt đầu xuất hiện những sản phẩm kết hợp giữa màu xanh chủ đạo với các hoa văn cầu kỳ. Cho đến thế kỷ XIX, các sản phẩm gốm sứ Arita đã được trưng bày tại triển lãm Universal ở Paris và có tiếng vang rất lớn.
Ngày nay, thành phố Arita của Nhật Bản vẫn là nơi nổi tiếng trong sản xuất các sản phẩm gốm sứ cũng như là một địa điểm tham quan thú vị dành cho du khách, nơi đây cũng có các trường chuyên dạy về nghệ thuật gốm sứ. Gốm sứ Arita hiện tại vẫn đã và đang là dòng gốm được hàng triệu ngườ trên toàn thế giới yêu thích và sử dụng.
Các bước trong sản xuất Arita-ware
Đá sứ sau khi khai thác sẽ được cắt ra, sau đó nghiền thành bột.
Bột được hòa với một lượng nước vừa đủ để tạo ra đất sét.
Đất sét được nhào nặn kỹ và đưa lên trên một bánh xe quay để các nghệ nhân tạo hình. Đây là một kỹ năng khó và cần thực hành rất nhiều lần mới có thể thành thục. Sau khi công đoạn tạo hình, các mảnh sứ sẽ dần khô lại.
Tiếp theo là quá trình nung sứ chưa tráng men: các mảnh sứ được đặt trong lò nung ở 900 độ C để làm cho nó chắc chắn hơn.
Kế đó, những nghệ nhân sẽ tiến hành trang trí cho lớp nền bằng những hoa văn, họa tiết hay các bức họa.
Sau khi trang trí, các nghệ nhân sẽ tráng trên toàn bộ bề mặt sứ một lớp men giống như thủy tinh. Lúc này, các hoa văn trang trí sẽ bị ẩn đi, không nhìn thấy rõ.
Tiếp theo, họ cho sứ đã tráng men vào lò nung ở nhiệt độ 130 độ để lớp men bên ngoài dính chắc vào lớp sứ. Lúc này bề mặt ngoài sẽ trở thành thủy tinh và các hoa văn trang trí mới hiện rõ lên trông rất đẹp mắt.
Những màu sắc bổ sung như đỏ, vàng, xanh lá cây sẽ được sử dụng sau khi nung các đồ gốm đã tráng men.
Công đoạn cuối cùng là đưa sản phẩm vào lò nung khoảng 800 độ và đợi chờ thành phẩm hoàn hảo.