Nghi thức pha trà là cả một nghệ thuật, thực hiện từ bước chuẩn bị đến pha trà với bộ trà cụ, và để pha một chén trà cũng cần rất nhiều thời gian và thao tác, ngay cả không gian để thực hiện nghi thức pha trà mời khách cũng khá đặc biệt. Gian phòng dùng để tiếp đãi khách gọi là trà thất “Chashitsu”, những bước pha trà gọi là “Temae”, chủ nhà còn gọi là “Teishu”.
Khi chủ nhà “Teishu” mời trà, họ sẽ phải cân nhắc thời gian, chủ đề của cuộc trò chuyện rồi bày biện các trà cụ, sau đó thanh tẩy chúng, rồi bắt đầu pha trà dọn cất trà cụ khi kết thúc, khách mời sẽ được phục vụ bánh Wagashi, thưởng trà và chào hỏi, đàm đạo cùng với Teishu.
Một trà thất luôn được bày trí cẩn thận theo nguyên tắc “thết đãi ngũ quan”. Đó là nơi bạn có thể nghe được tiếng lá reo xào xạc, tiếng nước sôi trong ấm, ngắm nhìn những bức tranh thủy mặc, thư pháp và những bình hoa trang trí, nếm vị ngọt của bánh Wagashi và ngửi mùi hương dễ chịu của trà. Đây là điểm thu hút trong Cha no yu, một khoảnh khắc tuyệt vời để bạn có thể đến tìm hiểu cũng như thưởng thức một chén trà ngon.
Một trà thất luôn được bày trí cẩn thận theo nguyên tắc "thết đãi ngũ quan"
Quy trình Temae
Quy trình pha trà Temae gồm các bước sau: thanh tẩy trà cụ, pha trà, đưa trà cho khách, kết thúc.
Trà cụ
Cha-dougu là những trà cụ xa xỉ chuyên dùng trong việc pha trà, thỏa mãn cả 2 yếu tố thẩm mỹ và khả dụng. Những trà cụ dưới đây chỉ là một phần trong hơn 100 loại trà cụ nếu đi vào chi tiết. Mỗi loại trà cụ đều có thêm nhiều món khác nhau được phân theo mùa, chất lượng, chất liệu và nhà chế tác,... Trà cụ đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của ngành mỹ thuật công nghiệp Nhật Bản.
Một số trà cụ cơ bản:
1- Ấm trà (Kama): ấm nước bằng sắt để đun nước, kích cỡ khác nhau tùy theo mùa.
2- Gáo múc nước (Hishaku) : dùng để múc nước và nước nóng ra chén trà.
3- Chậu đựng nước (Kensui): chậu đựng nước rửa chén trà sau khi uống hay đựng nước không dùng nữa trong Temae. Chậu được làm bằng kim loại, gốm sứ, gỗ.
4- Chén trà (Chawan): chén đựng trà để uống, có nhiều loại, có những chén trà có hình dáng đặc biệt được dùng theo mùa.
5- Hũ đựng trà (Natsume): hũ đựng bột trà. Tùy theo loại trà được pha mà Temae có nhiều loại hũ đựng khác nhau như làm bằng sơn mài hay gốm…
6- Hũ đựng nước (Mizusashi): dùng để đựng nước sử dụng trong Temae, chất liệu đa dạng, kim loại, sứ, thủy tinh, gỗ,...
7- Muỗng múc trà (Chashaku) : muỗng múc bột trà, được làm bằng tre, gỗ…
8- Cây đánh trà (Chasen): dụng cụ pha trà Matcha, được làm từ tre, phần đầu trông như chiếc lồng đèn với nhiều cọng tre mảnh nhỏ, rất mềm nên không làm trầy xước chén trà.
9- Khăn Chakin: khăn lau chén trà trước và sau khi pha trà.
10- Khăn Fukusa: khăn lau hũ đựng trà, muỗng trà,…
Xem thêm về trà đạo Nhật Bản tại đây
Nguồn: Tổng hợp