Lịch sử cây chè -Văn hóa Trà- nguồn gốc và những ông Tổ nghề trà ở Việt Nam

05/01/2021
 Lịch sử cây chè -Văn hóa Trà- nguồn gốc và những ông Tổ nghề trà ở Việt Nam
Cây chè (trà) hay việc uống trà thông thường từ để giải khát, chữa bệnh đến nâng tầm nghệ thuật trở thành 1 nét Văn hóa thưởng thức trà, thậm chí trở thành một loại hình nghệ thuật mang tính triết lý phật giáo, nhân sinh quan thông qua việc thưởng trà đã trải qua cả một bề dày lịch sử, được chứng minh không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn Thế Giới.

I.                   Một số thông tin về những người được cho là có ảnh hưởng đầu tiên về trà tại một số quốc gia trên Thế Giới

1.      Trung Hoa

Nhắc đến việc uống trà, là người ta thường liên tưởng ngay đến Văn hóa trà Trung Hoa, hay những tiền nhân hay còn gọi là những ông Tổ ngành trà như vị thần Thần Nông trong văn hóa Dân gian Trung Quốc, hay thần trà Lục Vũ, người được cho là có trải nghiệm, nghiên cứu, tổng hợp và cho ra đời những tư liệu chính thống đầu tiên được lưu truyền đến ngày nay về công dụng và nghệ thuật thưởng trà.

văn hóa thưởng trà Trung hoa

2.      Nhật Bản

Ở Nhật Bản, Thế kỷ 12, nhà sư Eisai(1141-1215) lần đầu sang Trung Hoa để nghiên cứu và tư vấn học đạo, tại đây, ông được tiếp xúc với văn hóa uống trà Trung Hoa, và đã mang theo một số hạt giống cây trà về trồng ở sân chùa sau khi về nước. Sau này ngài đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký”, nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà. Thứ nước trà được pha chế ra và dùng để uống của trường phái này được gọi là cha no yuu. Cách thức pha và uống chano yuu của trường phái này dần dần được trình tự hoá thành một nghệ thuật, được gọi là sadou, nghĩa là Trà đạo

Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản mãi tới thế kỉ XIV mới xuất hiện. Do nhà sư Murata Juko, ông đã tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa thưởng trà hòa cùng với tinh thần Zen (Thiền) trong Phật giáo. Từ đó hình thành lên văn hóa Trà đạo (Chanoyu hay Chado), ban đầu nghệ thuật Trà đạo chỉ phổ biến trong tầng lớp quý tộc, lãnh chúa và phải đến thế kỉ XVII, Trà sư Furuta Oribe đem sự tinh tế của Nghệ thuật Trà Đạo hòa vào mạch sống của quần chúng. Chính điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống văn hóa, tinh thần và tâm linh sâu sắc của người Nhật về sau

trà đạo nhật bản

3.      Vương Quốc Anh

“At haft past three, everything stops for tea” ("Mọi thứ đều dừng lại vào lúc ba giờ rưỡi chiều để dành thời gian cho việc thưởng trà) đó là câu nói cửa miệng của người Anh khi nói đến việc uống trà lúc 3h chiều, thực vậy, vào TK X1X khi mà nước Anh có Văn hóa uống trà, thì một nữ công tước thứ 7 của một thị xã thủ phủ Bedford (Bedfordshire, ở Đông nước Anh) tên là Anna được cho là đã phàn nàn về việc “có cảm giác đói” vào buổi chiều. Vào thời điểm đó, thông thường mọi người chỉ dùng hai bữa chính mỗi ngày, bữa sáng và bữa tối vào khoảng 8 giờ tối. Giải pháp cho cơn đói của Anna là một bình trà và một món ăn nhẹ (bánh ngọt), được dành riêng cho cô ấy vào buổi chiều. Sau này, những người bạn của nữ công tước cũng được mời đến những buổi Trà chiều như vậy, thói quen này vẫn được duy trì khi cô trở lại London. Tiệc Trà chiều vì thế cũng được mở rộng hơn, với số lượng người tham dự nhiều hơn, chủ yếu là “uống trà và đi dạo trên những bãi cỏ”.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, người đầu tiên mang trà tới Anh Quốc lại là người phụ nữ Bồ Đào Nha. Hãy nhớ tới điều đó mỗi khi uống trà tại Anh, hay theo phong cách Trà chiều của Anh, trong chiếc cốc tinh tế tại khách sạn Ritz, hay đứng dưới tấm chân dung Bá tước Grey tại Bảo tàng Victoria & Albert.

Trên đường di chuyển đến Anh để cưới vua Charles III , Catherine vùng Braganza (công chúa, con gái Vua John IV của Bồ Đào Nha) đem theo rất nhiều thùng trà như một món đồ hồi môn, tuy ban đầu những thùng trà này được sử dụng như những vị thuốc quý giúp cơ thể và đầu óc tỉnh táo, sảng khoái song dần dần đã được phổ biến rộng rãi từ Hoàng gia đến cộng đồng nước Anh thời bấy giờ.

Ngoài những quốc gia trên, còn một số quốc gia đậm nét văn hóa trà như Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Nga…. Song nhìn chung đều có sự ảnh hưởng nhất định từ nguồn gốc Văn hóa trà Trung Hoa.
Trà chiều của Anh quốc

II.               Lịch sử Cây chè Việt Nam, Văn hóa uống trà có từ khi nào, và những ai được coi là ông Tổ của ngành trà Việt Nam:

Có lẽ đến nay, chúng ta chỉ biết rằng cây chè, và văn hóa uống trà của người Việt đã có từ rất lâu, nhưng quả thực để trả lời những câu hỏi trên lại không hề đơn giản, bởi văn hóa Việt quen thực hành hơn là ghi chép lại, chưa kể, qua rất nhiều thăng trầm lịch sử với nhiều cuộc ngoại xâm, nhiều cuốn sách hay về văn hóa, lịch sử của Đại Việt ta cũng đã bị giặc phương bắc tiêu hủy, trộm cướp mất. Người ta đã chỉ ra rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của cây trà và phong tục uống trà.

1.      Lịch sử cây trà ở Việt Nam

 Về Trà ở xứ ta, theo sách An Nam Chí Lược của Lê Tắc (HBTK XIII) có ghi: ‘vào tháng 5, năm thứ thứ tám, niên hiệu Khai Bảo, Đinh Liễn có tiến cống nhà Tống vàng, lụa, sừng tê, ngà voi và trà thơm.’

Sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn (1726-1784) ghi ở mục IX về Phẩm vật: ‘Trà là một loại cây quý ở Phương Nam, cây như Qua lô, lá như chi tử (dành-dành) hoa như tường vi trắng (loại hoa hồng nhỏ) quả như Tinh Biền Lư, nhị như đinh hương, vị rất hàn.’

Trà Kinh của Lục Vũ có ghi: “Qua lô ở phương Nam cũng tựa như Trà mà nhị đắng. Người ta nấu lấy nước uống thì suốt đêm không ngủ được. Các xứ Giao Châu và Quảng Châu rất quí Trà ấy, mỗi khi có khách đến chơi thì pha mời. Đào Hoàng Cảnh nói Thiền Khê xử sĩ cũng khen Trà ấy là ngon.”


Những tài liệu trên, cho thấy Trà ở Việt Nam ta đã có từ trước và dân ta đã biết dùng Trà từ lâu.

Năm 1976, ông Djemukhatze một nhà nghiên cứu thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Liên Xô đã đến nghiên cứu vùng Trà cổ thụ tại Việt Nam trong hai năm liền bằng phương pháp sinh hóa thực vật, ông đã tìm ra những vết tích cây và lá Trà hóa thạch từ thời đồ đá ở vùng đất tổ Hùng Vương Phú Thọ. Tại vùng Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Yên Bái trên độ cao khoảng 1,000 thước trên mặt biển, có một vùng Trà hoang dại khoảng 40,000 cây, có ba cây Trà cổ thụ sống hàng ngàn năm, cây lớn nhất chiều cao khoảng 9 thước, vòng thân độ ba người ôm không xuể, ở vùng Cao Bắc Lạng có những cây Trà hoang cổ thụ cao tới 18 thước. Do đó, ông xác định Việt Nam chính là quê hương của cây Trà trên thế giới.

đồi chè thái nguyên

2.      Văn hóa uống trà ở Việt Nam và ông tổ trong việc thưởng trà

2.1.  Nhiều nước trên Thế Giới có cây trà, nhưng lại có lịch sử dùng trà muộn, khác với Việt Nam, người xưa đã biết hái và sử dụng trà như một vị thuốc bởi dược tính có trong trà. Ông bà ta đã biết pha trà để uống như một thứ nước giải khát hàng ngày, sau những buổi đồng áng bởi trà khiến cho cơ thể hết khát, và làm đầu óc sảng khoái vô cùng.

Có thể thấy Trà xuất hiện trong mỗi gia đình người Việt, sau mỗi bữa cơm, mỗi khi nhà có khách, và trà cũng là một vật sính lễ trong đám hỏi, trà để trao tặng như những món quà ý nghĩa….

Cách uống và cách pha trà cũng không quá cầu kỳ, và mỗi gia đình hay cá nhân cũng tìm chọn cho mình loại trà, phương pháp pha và uống trà một cách riêng phù hợp nhất

 

Nếu như ở Trung Quốc, phía Nam chuộng những dòng trà nhẹ, ít chát thì miền trung hay phía Bắc lại chuộng những dòng trà đậm, chát và ngọt hậu, tương tự như vậy, Văn hóa Trà ở Việt Nam cũng có sự thay đổi khác nhau nhất định đối với từng vùng, miền về khẩu vị và phong cách, nhưng nhìn chung, Trà vẫn vô cùng phổ biến, hiện hữu thân thuộc đến độ chúng ta thậm chí còn không để ý đến sự xuất hiện của trà trong đời sống hàng ngày nếu không phải người thực sự đam mê, hoặc chú ý đến việc uống trà.

 

10 năm trở lại đây, không chỉ ngành công nghiệp trà tại Việt Nam phát triển trong việc nuôi trồng, sản xuất mà thực sự trà đã được nhiều bộ phận, tầng lớp trẻ kế thừa và ưa chuộng ngày một nhiều.

Vì vậy mà văn hóa thưởng trà được chú trọng, quan tâm hơn, đã để ý khắt khe hơn với chất lượng trà, loại trà, và đặc biệt là nghệ thuật pha trà, thưởng trà….

văn hóa uống trà của người Việt

2.2.           Ai là người có thể được coi là ông Tổ của nghệ thuật thưởng trà tại Việt Nam?

Không khó để thấy những bàn uống trà ngày nay có sự xuất hiện của nhiều loại trà cụ hơn, chất lượng ấm chén uống trà cũng được chú trọng hơn, cách pha với mỗi loại trà được nâng lên hẳn một vài bậc so với trước, thế nhưng, nếu nói đến việc thưởng trà, có lẽ người đầu tiên có thể được coi là ông Tổ của nghệ thuật thưởng trà tại Việt Nam đó là chúa Trịnh Sâm

Từ thế kỷ XVIII trở về sau, dòng Trà Cung đình Việt thanh cao và triết lý Trà Nô do Chúa Tĩnh Vương Trịnh Sâm (1767-1782) khởi xướng. Một triết lý bình dị mà cao siêu, vừa giản đơn lại rất mực uyên thâm. Nó đánh dấu son và tạo dựng nét xuất thần độc đáo, đậm bản sắc riêng của dòng Trà Cung đình Việt nói riêng và nền văn minh Trà Việt nói chung. Ở ngôi vị chí tôn, trên tất thảy muôn người, Nhà Chúa phát hiện ra một “chân lý” nghe qua thật mộc mạc :’ Muốn thưởng thức được vị ngon của trà - hãy làm Nô bộc cho Trà’ -  Và triết lý Trà Nô đã ra đời.

Người ta nói rằng, khi chúa Trịnh pha trà, thì nước pha trà phải được hứng từ sương sớm, đọng trên những bông sen, và lá sen Hồ Tây, được những người hầu nữ chèo đò ra đầm sen để hứng, như thế đã đủ thấy sự cầu kỳ, và trân trọng việc uống trà của chúa Trịnh Sâm đến thế nào.

chúa trịnh sâm

Chúa Trịnh Sâm

ð Xem thêm bài viết về trà sen Tây Hồ tại đây

Cái lý thú và là bản sắc riêng của văn hóa Trà Việt chính ở chỗ: bên cạnh dòng Trà Dân gian lại có một dòng Trà Cung đình, ban đầu chỉ dành riêng cho Vua chúa và tầng lớp thượng lưu quyền quý, cành vàng lá ngọc nhưng sau đã lan tỏa ra toàn xã hội. Âu đó cũng chính là nét đặc trưng rất riêng của văn hóa Trà Việt. Tuy nhiên phải chờ đến nửa sau của thế kỷ 18, dòng Trà Cung đình Việt mới được chỉ mặt, đặt tên, hàm chứa một triết lý uyên thâm mà các dòng văn hóa trà khác không khỏi ghen tỵ.

Thế kỷ 19, trà Việt được trà sĩ sành sỏi Cao Bá Quát (1809-1855), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, bổ sung thêm Triết lý-Trà Mộc. Tài thơ của ông nổi danh khắp nơi, được giới sĩ phu đương thời tôn vinh là Thánh Quát. Ông còn lưu dấu vào di sản Trà ca của thần trà Lưu Đồng Trung Hoa năm xưa. Cao Chu Thần tôn vinh cách thưởng thức trà với vị hương mộc mạc nguyên vẹn không ướp hoa mới thưởng thức hết cái vị đích thực của trà

Bài Tiểu kê uống trà của Thánh Quát ẩn chứa một triết lý riêng về kiểu thức ẩm trà mộc không hương và cũng là một trong những chính kiến ít ỏi mang tính hàn lâm cao siêu, uyên bác còn lại trong Trà kinh Việt.

Trà càng lan tỏa sâu rộng vào nếp sống Việt và dong Trà Cung đình Việt vốn chỉ ở chốn cung vàng điện ngọc đã dần được bình dân hóa vượt ra khỏi mọi nghi thức khuôn phép, len lỏi khắp chốn cùng nơi

Uống chè có ướp hoa

Biến mất hương chè rồi

Sáng sớm múc nước giếng

Lửa nhóm nắm than rời

Không khói, cũng không bụi

Rửa tay khề khà ngồi…

 

. Trà được khẳng định như một thuộc tính của phái mạnh :

Một trà một rượu một đàn bà

Ba cái lăng nhăng nó quấy ta…


(Trần Tế Xương)

Và là mốt thời thượng của đấng nam nhi đương thời :

Làm trai biết đánh tổ tôm

Uống trà Mạn Hảo ngâm Nôm Thúy Kiều

Trong một bài viết trước đây, Shin tea có viết về lịch sử vùng trà Thái Nguyên và người được coi là ông Tổ của ngành trà tại Thái Nguyên, vậy thì Ông Tổ nghành trà ở Việt Nam là ai?

ð xem bài viết về lịch sử và ông tổ ngàng trà thái nguyên tại đây

đồ ký kiểu thời chúa Trịnh sử dụng

Đồ ký kiểu thời chúa Trịnh

3.      Người được coi là Ông tổ của ngành trà tại Việt Nam

Thật tình cờ vào một ngày đẹp trời, Trà đạo Shin tea có đọc được một bài viết về một người anh, một người đam mê tìm hiểu về trà và văn hóa trà Việt, anh Nguyễn Ngọc Tuấn – CEO của công ty Song Hỷ Trà

Cùng tìm hiểu hành trình của anh Tuấn thông qua bài báo dưới đây, để tìm ra ai sẽ được coi là Ông Tổ ngành trà Việt Nam nhé:

Đam mê nghiên cứu văn hóa trà

Doanh nhân Nguyễn Ngọc Tuấn từng đi rất nhiều vùng trà ở Việt Nam, từ Sơn La, Lai Châu, sang Lào Cai, Hà Giang, vòng xuống Phú Thọ, Thái Nguyên, rồi về Thông Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng… Với ông, tới những nơi làm trà không những để mở rộng vùng nguyên liệu, mà quan trọng hơn là “thấm” được văn hóa trà bản địa nơi đặt chân đến.

Ông cũng đọc rất nhiều tài liệu, sách vở liên quan đến trà và văn hóa uống trà của người Việt. Hễ nghe ở nhà sách hay nơi nào đó có cuốn sách hay về trà, ông Nguyễn Ngọc Tuấn đều tìm đến mua hoặc mượn, hay chỉ xin photo để về đọc. Bởi thế, có thể nói ông là một nhà Trà Việt học đúng nghĩa, dù chẳng có viện khoa học hay cơ quan nghiên cứu nào… “phong tặng”.

Trong những chuyến công tác Nhật Bản, Trung Quốc hay Nga, ông đều tìm hiểu văn hóa uống trà của vùng đất mình đặt chân đến. Từ đó ông tự so sánh, rồi rút ra những nét đặc trưng, điều thú vị của văn hóa uống trà Việt Nam bằng thực tiễn chứ không qua lý luận, hay sách vở.

Những kinh nghiệm, kiến thức có được, ông đã biên soạn và cho ra mắt 2 cuốn sách rất có giá trị về trà: Trà Thượng Ty và Phác thảo Danh trà Việt Nam.

 CEO song hỷ trà Nguyễn Ngọc Tuấn

Hành trình tìm kiếm Thánh Tổ nghề trà

Có một điều doanh nhân Nguyễn Ngọc Tuấn từng rất trăn trở, nhiều nghề ở Việt Nam khác có tổ nghề, tại sao làm trà từ nghìn năm rồi mà không tìm được Tổ? Qua sách vở, thư tịch, tài liệu sưu tầm được, ông Tuấn nhận thấy rất khó để xác định được thật sự Tổ nghề trà Việt Nam.

Trong những chuyến đi, ông cũng hỏi các bậc cao niên vùng trà bản địa để tìm ra một tia hy vọng, dù rất nhỏ nhoi cho một vị minh sư nào đó là Tổ nghề. Song tất cả không ai biết, không ai nghe, chỉ biết nghề trà có từ rất, rất lâu đời và cách làm được truyền tay từ đời này qua đời khác.

Bộ sách với ông Nguyễn Ngọc Tuấn được xem là cổ nhất có nhắc đến trà là bộ Nam dược thần hiệu của Thánh sư Tuệ Tĩnh. Trong 499 vị thuốc Nam mà Thánh sư biên kỹ về dược tính, vị số 188 là Minh trà: “Trà ngon, vị ngọt, đắng tính hơi hàn, nhuận tạng, trừ tiệt khu phong, sáng mắt, nhẹ đầu, hạ đờm, trị chướng lý, tiêu thức ăn”.

Còn trong sách Trực giải chỉ nam dược tính phú ghi: “Trà vốn thông tâm giải khát, uống một bát thì muôn điều lo nghĩ tiêu tan”.

Thánh sư Tuệ Tĩnh không những dùng trà để làm giải khát mà còn là phương thuốc bệnh. Để trị bệnh đau lưng, ông ghi: “Trà ngon nấu nước đậm 3 chung, hòa với dấm chung uống ngay thì lành”. Hay kinh trị bị sương lạnh lở loét: “Hoắc dương, trà đầu xuân, bằng nhau đốt ra tro, hòa với dầu, phết lên trên lá mà đặt vào, rất hay”.

Sau khi cân nhắc cẩn trọng, bàn bạc, phản biện với nhiều doanh nghiệp làm trà, các nhóm bạn uống trà ở Hà Nội, TP.HCM, Sơn La, Hà Giang, Thái Nguyên, Lâm Đồng…, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cùng những trà hữu đã quyết định chọn Thánh sư Tuệ Tĩnh là Thánh Tổ nghề trà Việt Nam. Đặc biệt, quyết định này nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học như Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái, Tiến sĩ Vũ Trọng Khải…

Một ngày giữa tháng 11/2020, ông Nguyễn Ngọc Tuấn từ TP.HCM bay ra Bắc, cùng nhóm trà hữu ở Hà Nội về chùa Giám (tên chữ là Nghiêm Quang Tự) ở xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, để thỉnh chân linh Thánh sư Tuệ Tĩnh. Đây là nơi Thánh sư quy y cửa Phật, học nghề thuốc, hành nghề cứu người và hiện tại nơi đây có đền thờ Thánh sư.

Sư thầy trụ trì Thích Thanh Lương đã thật sự ngạc nhiên khi nghe ông Tuấn đề cập tới việc thỉnh chân linh Thánh sư Tuệ Tĩnh về TP.HCM để thờ tự là Thánh Tổ nghề trà Việt Nam. Sau khi nghe những chia sẻ, câu chuyện và lý do chọn Thánh sư, sư thầy trụ trì đã rất đồng cảm và nhiệt tình giúp đỡ.

Chọn một tổ nghề “chuẩn” không dễ dàng chút nào. Nếu không có nhân vật cụ thể thì làng nghề, hay một nghề thường lấy một vị qua truyền thuyết hay huyền tích, đơn cử như nghề mộc chọn vị nhân thần Lỗ Ban; nghề dệt chọn bà A Lã Thị Nương (vợ Cao Biền); nghề cắt tóc làng Kim Liên - Hà Nội, chọn thầy địa lý Tả Ao… Bởi vậy, việc chọn Thánh sư Tuệ Tĩnh làm Thánh Tổ nghề trà Việt Nam là tâm huyết của nhiều người, trong đó có doanh nhân Nguyễn Ngọc Tuấn…
CEO song hỷ trà Nguyễn Ngọc Tuấn

Trích báo Hàng Thật – Pv Đặng Huy

Danh y Thánh trà Tuệ Tĩnh

Danh y Tuệ Tĩnh

Bài viết trên thay cho lời kết, và câu trả lời mà cá nhân Shin tea thấy hợp lý, và đồng quan điểm với anh Tuấn.

Trên đây là kiến thức được sưu tầm, và lược lại ngắn gọn để cung cấp thêm giúp quý khách có thêm thông tin mang tính chất tham khảo. Nếu quý khách có thêm thông tin có thể đóng góp cho Shin tea dưới bình luận hoặc mục chat box nhé. Shin tea xin Cám ơn quý khách

Tại Cửa hàng Shin tea hiện có rất nhiều sản phẩm trà gắn liền với nét văn hóa thưởng trà của Việt Nam, các loại trà được tuyển chọn kỹ lưỡng để đem đến cho quý khách những sự trải nghiệm tốt nhất, những sản phẩm trà xanh Tân cương Thái nguyên chất lượng, hay những sản phẩm Trà shan tuyết cổ thụ, Oolong và một vài sản phẩm trà ướp hoa tươi như trà Sen Tây Hồ, Trà lài thượng hạng… Chúng tôi cam kết về chất lượng sản phẩm với dịch vụ tận tâm, uy tín nhất.

Chúc quý khách sớm lựa chọn được những sản phẩm trà ưng ý nhất

Quý khách có thể xem và mua sản phẩm trà tại đây

ð Đọc thêm về cách phân biệt trà xanh tân cương thái nguyên chuẩn và cách pha trà ngon tại đây

ð Đọc thêm về trà sen Tây hồ tại đây

ð Đọc thêm về Trà đạo Nhật Bản tại đây

 Trà Đạo Shin's betta coffee & tea

GIAO HÀNG TẬN NHÀ 
NHANH CHÓNG - CHÍNH XÁC 
------------------------------------------
Địa chỉ: Chung cư 482A Nơ Trang Long , Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành Phố HCM (hẻm 482 chùa Pháp Quang vào 100m bên tay phải) để xe trước cửa

HOTLINE:  0868.140.984 (Làm việc đến 17h00' các ngày trong tuần, kể cả Lễ, Tết) - Quý khách đến muộn hơn có thể liên hệ trước

STK: 13010001200712 BIDV Sài gòn (Sở giao dịch 2) chủ TK TRINH TUAN NGHIA

------------------------------------------
- Quý khách có thể đến trực tiếp để thử sản phẩm, (vui lòng gọi điện trước khi đến);
- Trường hợp quý khách mua trực tuyến trên mạng qua website hay fanpage, chúng tôi sẽ đóng gói gửi cho đơn vị vận chuyển sau khi nhận được thông tin chuyển khoản với các đơn hàng là gốm và trà cụ từ quý khách.
- Nhận Ship Cod hoặc chuyển khoản với các đơn hàng là trà (phí vận chuyển Cod có thể cao hơn so với chuyển khoản theo quy định của đơn vị vận chuyển)

- Cam kết hoàn trả hay bồi thường với tất cả sản phẩm không đúng chất lượng, hình ảnh mà quý khách đã mua. Bao bể mẻ hoàn tiền nếu có lỗi trong quá trình vận chuyển.

Trân trọng

website: https://shinbettacoffee.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/trinhphuctuanlam
shin tea
sưu tầm
Trà đạo Shin tea
địa chỉ mua trà thái nguyên
Bảng giá trà 2022
Shintea.vn
 
 
Gọi ngay/Call now