Trà oolong là giống cây trà hương có nguồn gốc từ Trung Hoa. Được trồng và phát triển ở một số quốc gia.
VIỆT NAM là một trong những quốc gia phát triển về trà oolong nhanh nhất cả số lượng lẫn chất lượng, với thổ nhưỡng do thiên nhiên ban tặng, Việt Nam là nơi thích hợp để trồng và phát triển một số giống cây trà Oolong tại Lâm Đồng đó cũng là lý do mà người Đài Loan lại tin chọn Việt Nam là nơi để phát triển, và tạo nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển trà Oolong, nhập về Đài Loan và xuất khẩu ra toàn thế giới.
I. LỊCH SỬ VỀ TRÀ Ô LONG (oolong)
Trà oolong là giống cây trà hương có nguồn gốc từ Trung Hoa. Được trồng và phát triển ở một số quốc gia.
VIỆT NAM không thể không nhắc đến cũng là một trong những quốc gia phát triển về trà oolong nhanh nhất cả số lượng lẫn chất lượng, dù được du nhập vào Việt Nam, song đến nay, một sản lượng không nhỏ về nguyên liệu và sản phẩm Oolong Việt Nam đã được nhập ngược lại các nước trên Thế Giới, trong đó phải kể đến là Đài Loan và Trung Quốc.
Vào những năm 1988 do thương gia người Đài Loan( Ngô Tiên Sinh) đưa vào Việt Nam ươm giống tại vườn ươm công ty trà Tây Nguyên thôn Sùng Đức thị trấn Gia Nghĩa. Nay thuộc phường Nghĩa Tân tỉnh Đăk Nông. Đến tháng 7 năm 1989 thì có cây trà con đưa ra vườn trồng. Một số cây giống được chuyển đi Bảo Lộc Lâm Đồng và được trồng ở Bảo Lâm. Di Linh, Lâm Hà. Thời gian đầu những vườn trà này chủ yếu là để cắt cành ươm giống.
Trà oolong sản phẩm trà cao cấp. Nó đòi hỏi từ lúc chọn cành, chọn đất để ươm giống thời gian để có được cây giống phải mất 12 đến 16 tháng (chăm cây như chăm con mọn), chăm sóc cây trà là một quy trình đòi hỏi kỹ thuật cao giàu kinh nghiệm. Cây trà đưa ra vườn trồng thì vườn đất phải được cải tạo tốt và đúng cách. Trà được trồng cây cách cây 30cm, hàng cách hàng 1m3 đến 1m4 tùy vào độ dốc của đất. Trồng trà cũng được thiết kế hàng sao cho không bị sói mòm rửa trôi. Trung bình một ha trồng khoảm 28-30 ngàn cây. Từ lúc trồng đến khi bấm đọt khoản 18 tháng và có thu hoạch vào khoản 24 tháng. Đến 36 tháng thì cây trà cho sản lượng lớn trung bình 2.8 tấn đến 3.5 tấn. Vào năm thứ 4 sản lượng trà có thể đạt được 3 - 5 tấn một ha.
Một năm trà thu hai được 6 đến 7 lứa hái. Mỗi lứa hái cách nhau khoảng 45 đến 50 ngày. Quy cách hái trà một búp hai đến ba lá. Yêu cầu khi thu hái không làm dập nát các lá trà. Không phơi ngoài nắng quá lâu trà sẽ bị hâm nóng và bị oxi hóa, chất trà sẽ kém đi. Vận chuyển và bảo quản cũng đòi hỏi phải đúng quy trình. Thời gian từ lúc hái đến lúc về đến nhà máy chế biến càng nhanh càng tốt. Đó củng là lý do sao các nhà máy chế biến trà thường được xây dựng ngay trên vườn trà .
II. GIỐNG CÂY TRÀ OOLONG
Trà Oolong là giống cây trà hương gồm 1 số giống cây phổ biến như:
- OoLong trắng (Oolong thuần)
- OoLong kim tuyên
- OoLong thúy ngọc
- OoLong tứ quý
- OoLong thanh tâm
- OoLong hồng tâm
- OoLong võ di
- OoLong thiết quan âm
Mỗi một loại cây giống sẽ tạo ra một chất lượng sản phẩm khác nhau.
Bản chất nguyên liệu khác nhau nên quy trình chế biến cũng sẽ khác nhau. Sự phong phú về chủng loại là vì cần nâng cao về phẩm chất và chất lượng nhằm đáp ứng được nhu cầu của người uống trà.
Khi lai tạo một giống cây mới thì người ta khắc phục nhược điểm của giống cây làm sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để cây được sinh trưởng tốt tạo ra năng suất và nâng cao chất lượng cũng như phù hợp hơn với quy trình chăm sóc từ nông nghiệp đến chất lượng nguyên liệu đến chất lượng thành phẩm của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trà Oolong chế biến bán lên men (lên men một phần) lên men có nghĩa là oxi hóa.Tùy theo loại trà mà mứt độ lên men khát nhau.Lên men mứt độ khát nhau,sẽ tạo ra hương vị đậm nhạt khát nhau.Trà được lên men tạo ra hương vị trà đặc trưng mà không cần dùng đến hương liệu. Đặc biệt trà Oolong khi uống có vị ngọt cam với hương thơm như hoa và với mùi ngọt của trái cây chín.
III. Quy trình chế biến trà Oolong
1. Nguyên Liệu trà Oolong sau khi thu hái
Nguyên liệu chè tươi (phải là gốc trà Oolong) sau khi hái về cần phải để nơi thoáng mát, phơi chè lớp mỏng tránh dập mát, phơi chè lớp mỏng tránh dập nát. Chè búp tươi phải đảm bảo 1 tôm, hai ba lá non và không để chè quá lâu sau thu hoạch.
Hái chè phải đúng kỹ thuật, lá không bị sâu, màu xanh non mượt, hái đúng ngày sinh trưởng, đúng lúc khô sương, khi hái không được đổ dồn với độ dài khoảng 15 phân, không được giẫm nát và khi vận chuyển chè được cho vào các giỏ nhựa 0.6m x 0.8m. Sau khi hái xong phải chuyển ngay về nhà máy chế biến, không để quá 2 giờ sau khi hái, khi về đến nhà máy phải được làm héo ngay.
Công đoạn này trà bị mất đi khoảng 9%- 13%
2. Xử lý Héo nắng và Héo Mát
Héo nắng
Mục đích: Tăng cường hoạt tính của các men, để chuyển quá trình tổng hợp các chất khi đọt chè chưa hái, thành quá trình phân giải các chất để chuẩn bị cho quá trình lên men; tạo điều kiện cho các enzym thủy phân, phân giải các hợp chất không tan thành các hợp chất hòa tan, tạo thành hương thơm đặc trưng sau này của sản phẩm.
Về yêu cầu lý học là giảm một lượng nước trong lá trà, tăng cường nồng độ các chất trong dịch bào, tăng tốc độ phản ứng hóa học, đồng thời làm mất lực tương tác của lá làm mềm dẻo đọt trà, để khi tạo hình và phá vỡ tế bào không làm cho đọt chè bị nát vụn
Có 2 phương pháp héo nắng là: làm héo tự nhiên và làm héo nhân tạo
– Làm héo tự nhiên: là làm héo chè bằng năng lượng ánh sáng mặt trời với điều kiện ánh nắng 40%. Dùng lưới đen cản ánh sáng trực tiếp để chè không bị đỏ. Chè khi hái về sẽ được trải ra thành từng lớp mỏng trên bạt với độ dài 1,5-2 kg/m2 . Khoảng 15 phút thì đảo chè 1 lần, đảo từ 2-3 lần tùy từng loại chè. Tùy thời tiết mà thời gian làm héo khác nhau, nhiệt độ thích hợp để phơi từ 25-300, thời gian từ 1giờ 30 phút đến 2 giờ.
– Làm héo nhân tạo: là làm héo trong phòng héo bằng hơi nóng, phương pháp này áp dụng cho mùa mưa lạnh. Nhiệt độ phòng làm héo là 38-400 C, cho trà ra các nia làm héo trong 30-35 phút, cứ 15 phút đảo chè một lần. Sau đó trà được đưa vào phòng lạnh có nhiệt độ 17- 19°C để hạ nhiệt trước khi đưa chè vào phòng héo mát.
Trà sau khi được xử lý héo nắng sẽ bị mất thêm khoảng 5%-7% nước.
Héo mát:
Không khí mát sẽ tác dụng lên men làm cho chè sống tiếp tục lên men từng phần từng phần tạo ra những biến đổi hóa học để tạo nên hương vị đặc hữu của trà Ô Long.vì vậy trà sau khi đưa phòng lạnh với nhiệt độ 17oC - 19oC sẽ bắt đầu thời gian héo mát khoảng 9 giờ, cứ 3 giờ đảo chè một lần và phải làm thật nhẹ tay.
3. Quay thơm hay còn gọi là tẩy trà.
Quy trình này nhằm Làm dập các lá chè, dịch tế bào tràn phủ các búp chè, tiếp xúc với oxy không khí tạo điều kiện cho quá trình ôxy hóa xảy ra nhanh, giai đoạn này có ảnh hưởng đến màu sắc và hương thơm của lá chè.
Chè sau khi héo mát thì được đưa đổ vào thùng quay thơm và điều chỉnh thời gian hợp lý cho từng loại chè, thường thì 10 đến 25 vòng, mỗi vòng quay trong 1 phút tương ứng Thời gian quay khoản 10 đến 25 phút tùy vào mức độ lên men. Kết thúc quá trình quay thơm, chè có mùi thơm của hoa sứ, cảm giác mát lạnh ở mũi.
Thông thường,một thùng quay khoản 30kg cho đến 60kg số lượng trà được quay phụ thuộc vào mức độ lên men .Thời gian tính từ lúc trà đưa vào sào diệt men khoảng 3 giờ 30 phút (để 6 đến 9 giờ đối với tay nghề đại sư) công đoạn này quyết định hương thơm của trà.
4. Xào trà Diệt Men
Tổng quan cách làm: Xào bằng lò xào chuyên dụng . Một lần xào từ 6 đến 7 kg. Nhiệt độ 280°C đến 320°C. Thời gian xào 4 phút 30 giây đến 5 phút 30 giây. Lượng nước bị mất đi khoảng 42% đến 48% tùy thuộc vào lượng nước của búp trà còn lại từ công đoạn trước và chất lượng nguyên liệu của lá trà.diệt men là công đoạn quyết định cho sự ổn định hương vị của trà.
Lên men:
Mục đich chính của giai đoạn lên men là thúc đẩy các quá trình thủy phân, oxy hóa khử diễn ra dưới tác động của các enzym, đây là giai đoạn quyết định hương thơm, màu sắc chủ yếu của quy trình sản xuất trà Ô Long.
Chè sau khi được quay thơm thì cho lên nia đẩy để lên men trong phòng lên men. Thời gian lên men là từ 1,5 đến 2 giờ, giai đoạn này không được đảo trộn vì khi quay thơm mùi cỏ đi hết, khi lên men cần để yên để tạo mùi thơm đặc trưng.
Xào trà:
Mục đích là diệt men giữ cho màu nước xanh tươi, diệt men càng nhanh càng tốt. Dùng độ nóng cao phá vỡ hoạt tính của enzim lên men, giảm độ ẩm của lá trà để phục vụ cho giai đoạn tạo hình và làm dập tế bào lá trà.
Xào chè bằng thiết bị ống xào, để bức xạ nhiệt vào khối chè, làm cho nước trong chè bốc hơi, tạo bầu hơi nóng để diệt men. Thời gian xào trà khoảng 4 phút 30 giây - 5 phút 30 giây, nhiệt độ 280oC đến 300oC, lưu ý không được xào quá khô để chuyển sang giai đoạn vò chuông chè không bị gãy.
5. Vò chuông:
Trà khi xào ra rất khô cần phải ủ dẻo để làm không bị gãy. Thường thì độ ẩm trên 80% ủ khoảng 6 đến 7 giờ là búp trà mền dẻo.công đoạn này dữ cho cánh trà nguyên vẹn gọi là ủ dẻo, sau đó ép dẻo tạo hình nhiều vết gấp để làm viên trà tròn.
Vận dụng lực xoay tròn của máy làm cho trà chuyển động và tự ma sát lẫn nhau, tạo sự phá vỡ từng phần của các tổ chức tế bào, làm chất hòa tan tiết ra ngấm phủ lên bề mặt lá để khi pha các chất của trà dễ hòa tan trong nước.
Ngoài ra, vò chuông còn có tác dụng làm cho cọng và lá chè mềm, giúp cho giai đoạn tạo hình dễ dàng hơn và cũng là giai đoạn định hướng cho chè thành phẩm
Cho chè sao khi xào vào túi vải đặt chế ủ nóng trong 2 phút, sau đó đưa qua vò chuông. Thời gian vò từ 1-2 phút
6. Sấy dẻo
Là công đoạn lấy đi một phần nước và qua nhiệt độ để lá trà khô dần làm tăng thêm hương trà tự nhiên
Sấy nóng: dùng hơi nóng làm dịu lại chè, nhiệt độ chè khoảng 60 oC
Sấy ở nhiệt độ cao có thể phá vỡ tàn dư của chất lên men còn lại khi vò chuông, làm cho tác dụng lên men và phản ứng sinh hóa hoàn toàn bị đình chỉ, hương thơm được ổn định
Cho chè vào mấy sấy sơ bộ, nhiệt độ sấy khoảng 55-750C, thời gian 25-30 phút. Độ ẩm của chè sau khi sấy là 21,67%, nhiệt độ khối chè còn nóng khoảng 600C, sau đó đem ủ nóng khoảng 4-5 giờ. Kết thúc giai đoạn chè tươi.
7. Tạo hình bằng máy hoa sen
Làm cho viên trà tròn chặt hơn nhằm định hình viên trà, công đoạn này lặp đi lặp lại nhiều lần. Đến khi nào viên trà tròn đều. Công đoạn này đòi hỏi người làm kỹ thuật phải có kinh nghiệm. Làm không kỹ cánh trà sẽ không đẹp .Làm lau kéo dài thời gian cánh trà sẽ không xanh màu nước của trà cũng sẽ thay đổi có khi chuyển đỏ. Làm xấu màu nước và giảm cả hương thơm tự nhiên của trà
– Tạo dáng: cho chè vào ben ép, máy sẽ xiết-ép-nén nhằm định dạng búp chè thành viên hình tròn. Quá trình xiết-ép-nén được lặp đi lặp lại nhiều lần, khi banh chè cứng thì dừng lại tháo ra đánh tơi cho chè không bị vón cục, chè sau tơi mà còn bị vón cục thì phải dùng tay để gỡ ra. Nếu chè cứng thì phải làm nóng để lá chè mềm lại
8. Sấy bán thành phẩm.
Công đoạn này là làm khô trà. Thường thì độ ẩm của sản phẩm được giữ lại khoản 3.6 đến 4.2%. Trà được sấy 4 đến 5 lần mới đủ độ khô.
Sử dụng hơi nóng của máy sấy để làm khô chè, nhiệt độ từ 100-105oC. Sức gió thổivào máy 1.200 rpm, vận tốc của tua máy 800 rpm. Sấy 3 lần, thời gian sấy từ 3-4 giờ.
Ngoài ra, sấy để chuyển hóa vị chè, phát huy hương thơm của chè và mùi vị đặc trưng
Chè bán thành phẩm có dạng hình cầu, bán cầu và có mùi thơm rất đặc trưng. Sau giai đoạn vò viên cứng là chè đã có thể sử dụng được, nhưng để xuất khẩu thì phải qua phân loại và đóng gói, độ ẩm của chè 5-6%
9. Lựa và phân loại.
Trà sẽ được lựa những lá già có màu vàng,cọng trà dài dư lá không cuốn được thành viên trà sẽ bị lựa ra. Những viên trà to do nhiều búp cuộn thành cũng bị lựa ra.
Trà được tiến hành bằng tay, kết hợp với máy thổi, máy sàng phân loại, sản phẩm sau khi phân loại gồm có: chè dạng viên và chè cám.
Chè dạng viên được đem đi sấy, hút ẩm, hút chân không, sau đem đóng gói thành chè thành phẩm. Đóng gói bằng bao bạc hoặc gói giấy bạc hút chân không.
– Ngoại hình: vo viên khoảng 5-8mm, màu xanh đen
– Màu nước: xanh vàng, trong, không có gợn
– Mùi: thơm đặc trưng của chè, không có mùi lạ
– Vị: đậm, dịu, có vị ngọt hậu, không có vị lạ
10. KCS
Pha trà thử trà chọn lựa phân loại chất lượng trà.
Shin tea trong một buổi thử chất lượng và đánh giá sản phẩm trà Oolong
11. Đóng gói thành phẩm
Chè bán thành phẩm được đưa sang công đoạn tinh chế tiếp theo hoặc đóng bao bảo quản để tiêu thụ:
– Loại xuất khẩu: 18kg/bao
– Loại nôi tiêu:
• đóng gói giấy bạc hút chân không 50, 70, 100, 150, 200g, 250g/gói
• đóng vào hộp giấy Carton và bộ sản phẩm quà tặng
12. Bảo quản kho lạnh
Trà sau khi Hoàn thành hết các công đoạn, sẽ được bảo quản kho lạnh trước khi phân phối ra thị trường.
IV. Thành phần sinh hóa chủ yêu của cây trà OOLONG:
1. Nước:
Hàm lượng nước trong lá trà giảm dần từ tôm đến các lá già, (tôm 76,6%; lá một 75,6%; lá hai 75,6% và lá ba 74,26%) thay đổi phụ thuộc vào tuổi thọ, sự phân bố địa lý của cây trà, các biện pháp canh tác, thời điểm thu hoạch (thời điểm trong ngày, theo tháng, theo mùa).
2. Chất hoà tan:
Là một hỗn hợp gồm nhiều chất khác nhau, có khả năng hoà tan với nước sôi và là chỉ tiêu chất lượng quan trọng của trà nguyên liệu và trà sản phẩm. trong thành phần hỗn hợp này, khoạng 50% là hợp chất phenol, còn lại gần 50% là glucid tan, protein, acid amin, alcaloid (chủ yếu là caffeine), sắc tố, vitamin, enzym...
3. Tanin:
Đặc tính của tanin có vị chát. Nó là chất trọng yếu trong nguyên liệu, ảnh hưởng nhiều đến phẩm chất của trà, vị trà, hương thơm và các đặc tính khác đều do tanin quyết định.
Chất tanin trong trà càng nhiều thì phẩm chất trà càng cao. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào lượng tanin có thể hoà tan trong Oxydietyl. Còn lượng tanin nhiều nhưng ở trạng thái kết hợp thì phẩm chất kém hơn.
Lượng tanin trong chè nhiều hay ít phụ thuộc vào độ tuổi, thời kỳ hái, giống trà, điều kiện ngoại cảnh, phương pháp chế biến....
Lượng tanin phân bố không đồng đều trên cùng một búp trà, tập trung nhiều nhất ở tôm (39.9%), rồi đến lá non (lá một 36.8%; lá hai 36.1%; lá ba 29.25%; cọng già 25%, lá bánh tẻ, lá già...
Chất tanin có khả năng kết hợp với Albumin để tạo thành chất không hòa tan. Tính chất này quan trọng đối với quá trình chế biến trà.
Tanin kết hợp với caffeine thành chất không hoà tan đóng váng trên mặt nước khi nước chè để nguội.
4. Protein và Acid amin: Chiếm 22% - 26% chất khô.
Qua chế biến, hàm lượng protein va acid amin có thay đổi: lượng protein giảm còn lượng acid amin tăng lên. Sở dĩ do quá trình thủy phân, một phần protein trà tạo thành acid amin trong quá trình chế biến.
Acid amin tự do tác dụng với dẫn xuất cathechin của trà tạo thành aldehyt có mùi thơm dễ chịu cho trà.
* Albumin (protein đơn giản): Albumin là một loại chất hữu cơ có chứa Nitơ, là thành phần cấu tạo chủ yếu của các sinh vật. Hàm lượng Albumin trong trà lớn, thay đổi phụ thuộc nhiều điều kiện như thời kỳ hái, lá non hay già, điều kiện ngoại cảnh.
5. E. Alkaloid (chủ yếu là caffeine):
Caffeine chiếm 3 - 5% trọng lượng trà. Lượng caffeine trong trà nhiều gấp 04 lần trong cà phê (theo Muler).
Caffeine có tác dụng kích thích cơ thể con người, trước hết là kích thích thần kinh trung ương, tạo cảm giác hưng phấn, dễ chịu, nâng cao năng lự làm việc của xương, cơ, giúp thông tiểu.
Lượng caffeine trong trà biến đổi phụ thuộc hoàn cảnh bên ngoài, kỹ thuật bảo quản, giống trà, thời gian hái, vị trí địa lý.
Caffeine tự do tồn tại trong lá trà tươi nhiều hơn trà thành phẩm. Trong quá trình sản xuất, một số caffeine kết hợp với một số chất khác làm giảm lượng caffeine tự do. Do tính chất thăng hoa ở nhiệt độ 100 - 110oC, caffeine bị tổn thất 10% khi sấy trà.
Caffeine trong sản xuất do quá trình lên men phản ứng với các sản phẩm oxi hoá của Cathechin tạo ra caffeine - oxy teonat gọi tắt là tanat - caffeine (chủ yếu ở trà đen). Sản phẩm này có thể bị kết tủa ở nhiệt độ thấp, tạo thành lớp váng trên nước trà ở nhiệt độ thường, hoà tan khi nhiệt độ lên đến 60oC.
Tanat - caffeine làm cho trà có đặc tính riêng về mùi, vị, màu sắc.
6. Enzym:
Trong lá trà có 2 nhóm enzym quan trọng là nhóm enzym oxi hoá khử và nhóm enzym thủy phân. Những nhóm khác tồn tại với số lượng không đáng kể.
Một số trong nhóm enzym oxi hoá khử có vai trò quan trọng trong chế biến trà. Dưới tác dụng của polyphenol - oxydaza, sản phẩm là thearubigin và các cấu tử tạo màu sắc và hương vị nước trà.
7. Gluxicid trong trà (tính theo % chất khô):
Tùy theo giống cây và hàm lượng thu hái mà hàm lượng glucid thay đổi ít hay nhiều.
Trung bình có:
- Monoza : 1 - 2%.
- Saccaroza : 0.5 - 2.5%
- Polysaccarit : 10 - 20%
- Tinh bột : 0.1 - 0.3%, lá trà càng già lượng tinh bột càng tăng.
- Pectin : 2 - 3%.
8. Chất màu (sắc tố):
Màu nước trà là một chỉ tiêu cảm quan quan trọng của trà thành phẩm. Màu nước trà do 2 loại sắc tố tạo nên: sắc tố có sẵn trong nguyên liệu ban đầu và sắc tố tạo ra trong quá trình gia công chế biến.
Sắc tố tự nhiên ban đầu gồm chủ yếu là clorofin A, clorofin B; pheophytyl A, B; careteonit, xantofin, viocxantin, neocxantin...
gia công chế biến, các sắc tố mới của trà cũng được tạo thành. Tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm, nhà công nghệ tạo điều kiện tối ưu để có màu sắc mong muốn.
Ví dụ:
Trà đen: cần tạo điều kiện tối ưu cho enzym oxy hoá tanin thành hợp chất quinol và phá hủy clorofin, tạo thành màu đen sẫm cho trà thành phẩm.
o Trà xanh: cần vô hoạt tính enzym oxy hoá để giữ được tối đa lượng tanin và clorofin để tạo màu xanh "hổ phách" cho nước trà.
Sắc tố caretonoid còn có vai trò nhất định trong quá trình tạo hương thơm cho trà, vì khi oxy hoá chúng sẽ tạo hợp chất thơm như aldehyt không no và các xeton...
9. Chất thơm:
Hương thơm cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng của trà thành phẩm. hương thơm của trà được tạo nên từ 2 nguồn chất thơm khác nhau: chất thơm có sẵn trong nguyên liệu lá trà ban đầu (tinh dầu), và chất thơm tạo ra qua quá trình chế biến.
Tinh dầu tự nhiên có trong lá trà hàm lượng rất thấp. Qua quá trình chế biến, một số chất thơm mới được tạo ra.
Theo quan điểm của các nhà sinh hoá thực phẩm thì aldehyt giữ vai trò quan trọng trong tạo hương cho trà. Trong quá trình gia công chế biến, hương thơm mới được tạo ra do sự tương tác giữa acid amin và đường đơn, giữa acid amin với tanin dưới tác dụng của nhiệt độ caoxúc tác bởi enzym..., thường tạo ra các aldehyt có mùi thơm hoặc chuyển hoá tiếp để tạo các chất thơm khác.
10.Chất tro:
Số lượng tro trong lá trà non và trong thành phẩm có khoảng từ 4 - 7%. Trà càng non tro càng ít.
Chất tro trong trà gồm nhiều chất khác nhau. Mỗi chất đều có quan hệ mật thiết với sự sinh trưởng của cây trà. Những chất này có trong đất, được cây trà hấp thụ làm chất dinh dưỡng để nuôi cây. Các chất chủ yếu là kim loại, cacbon, assen, kali, canxi, photpho, lưu huỳnh, silic...
11.Sinh tố (vitamin):
Trong trà có nhiều loại sinh tố: A, B, C, E, PP, F, D, K, P..., nhờ đó mà trà có giá trị dược liệu cũng như giá trị dinh dưỡng.
V. CÔNG DỤNG CỦA TRÀ OOLONG
- Chống vi khuẩn và virut.
- giải nhiệt cơ thể, giải độc và phòng chống dịch bệnh.
- Chống say nắng, chống viêm, lợi tiểu, hạ sốt.
- Tăng sức đề kháng, sảng khoái tinh thần, giảm stress.
- Làm đẹp da, trẻ hóa làn da, ngăn ngừa tàn nhang, nếp nhăn.
- Điều hòa huyết áp và tăng cường trí nhớ.
- Giảm cân hiệu quả, chống béo phì.
- Phòng chống ung thư, các bệnh về tim mạch, viêm khớp.
- Chống sâu răng, hôi miệng và loãng xương.
- Phòng chống suy thận, suy lá lách.
- Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.
- Ngăn chặn bệnh bạch cầu.
VI. GIÁ trà Oolong tại Việt Nam và Thế Giới ra sao
Nhắc đến trà Oolong thì cả Thế giới hiện nay gần như nơi đâu có người uống trà, nơi đó người ta sẽ biết đến trà Oolong, tên Oolong gần như đã trở thành tên riêng để chỉ đến những giống cây trà hương mà Shin tea đã đề cập ở trên, cùng với quy trình chế biến ra sản phẩm trà để trở thành tên chung được gọi là Oolong.
Tùy thuộc vào giống cây trà, quy trình chế biến, tay nghề và thương hiệu,,, mà quy ra giá thành của sản phẩm
Trên Thế giới đặc biệt ở Đài Loan, những loại trà Oolong đặc biệt hoặc đoạt giải thưởng trong năm đó có giá hàng chục ngàn đô la, và quan trọng là không có đủ để tới tay người tiêu dùng, còn nhìn chung giá trà cũng chia nhiều loại tương ứng với cấp độ từ phổ thông đến trung và cao cấp, từ vài trăm đến vài trăm triệu một ký lô gram.
Ở Thị trường Việt Nam, giá trà Oolong "chuẩn" nghĩa là "chuẩn" về xuất xứ, về thương hiệu, về chủng loại có giá từ vài trăm đến vài chục triệu đồng một ký lô gram
Xem thêm giá các loại trà của Shin tea tại đây
VII. Những sản phẩm chè Oolong tại Shin tea
1.Trà Oolong Tứ Quý - Xem sản phẩm tại đây
2.Trà Oolong Kim tuyên - Xem sản phẩm tại đây
3.Trà Thiết Quan Âm - Xem sản phẩm tại đây
4.Trà Đông Phương Mỹ Nhân - Xem sản phẩm tại đây
5.Trà Oolong Bạch Diệp Long - Xem sản phẩm tại đây
6.Trà Oolong Sữa - Xem sản phẩm tại đây
7.Trà Oolong Lài - Xem sản phẩm tại đây
8.Trà Oolong Gaba - Xem sản phẩm tại đây
9.Trà Oolong Quý Long - Xem sản phẩm tại đây
10.Trà Oolong Xuân - Xem sản phẩm tại đây
11.Trà Oolong Lộc Hương - Xem sản phẩm tại đây
12. Oolong Quý Phi - Xem sản phẩm tại đây
VIII. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC TRÀ OOLONG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
Những sản phẩm Oolong chất lượng sẽ luôn đảm bảo các yếu tố về sắc hương vị hình tương ứng với sẩn phẩm bán ra, Trà Oolong dễ pha, dễ uống song trà Oolong ngon và chất lượng thường có những yếu tố sau:
Hình dạng:
Trà Oolong chất lượng khi thành phẩm có ngoại hình vo tròn hoặc sợi chắc, đẹp, đều nếu có màu vàng nhiều nghĩa là lá trà thành phẩm già, không phải chất tốt
Hình dạng sau khi pha lá trà bung nở chắc chắn, với những giống trà Oolong phổ biến như Kim tuyên, Tứ Quý, Oolong thuần hay như lá trà Thiết Quan Âm đều có dấu hiệu nhận biết riêng, dễ thấy. Lá phải chắc, dẻo vầ nguyên vẹn.
Hương thơm:
Hương trà oolong chất lượng có mùi thơm hoa cỏ tự nhiên, trà sấy ở dạng khô có mùi thơm rang, ngọt, trà sâu pha sẽ thể hiện mùi hương hoa đặc trưng của mỗi sản phẩm.
Trà Oolong chất lượng có hương thơm tự nhiên, dễ chịu và thơm lâu sau nhiều lượt nước.
Vị:
Trà Oolong cơ bản ít chát, ngọt, thơm dễ chịu, trà cao cấp thường có vị dầy, đậm và hậu ngọt sâu hơn, bền nước qua nhiều lượt pha.
Hiện tại, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm trà Oolong khác nhau, vô cùng phong phú về chủng loại, xuất xứ, và cả chất lượng. Điều này khiến cho người tiêu dùng khá khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm ưng ý nhưng lại đảm bảo về chất lượng, tránh mua phải những sản phẩm đóng vỏ Đài loan, Trung Quốc kiểu phổ thông nhưng bên trong lại là những sản phẩm Oolong kém chất lượng, hoặc những sản phẩm nhập về từ các nước nói trên nhưng giá cả không hề rẻ.
Màu sắc nước trà:
Màu nước Oolong Theo cách làm thông thường thì có màu vàng, trong đẹp mắt, làm hồng trà hay trà đen đều có màu hổ phách đẹp mắt. Trà Oolong chất lượng nước trà sạch, ít cặn.
VIV. Địa chỉ mua trà Oolong uy tín tại Tp.HCM
Để chọn lựa những sản phẩm Oolong thực sự chất lượng, chúng ta nên chọn những đơn vị cung cấp uy tín, sản phẩm bán ra có thương hiệu, giấy tờ và những mua bán có cam kết rõ ràng. và Shin tea TpHCM là đơn vị hàng đầu cung cấp các sản phẩm trà Oolong uy tín, chất lượng
Được lựa chọn kỹ từ những đơn vị trà uy tín trong nước, và với yêu cầu khắt khe từ Shin tea, các sản phẩm trà Oolong đều phải đảm bảo yếu tố trà sạch, không hóa chất, thông tin rõ ràng, giá thành ổn định và công khai.
Chính sách bán hàng của Shin tea đều được thể hiện tại thông tin giới thiệu trên website chính thức.
Hiện tại, Shin tea có 2 cơ sở bán trà Oolong chính tại Tp.HCM
Cơ sở 1 Chuyên bán Online - Chung cư Mỹ Phước, 280/29 Bùi Hữu Nghĩa, P2. Quận Bình thạnh, Tp.HCM
Cơ sở chính: Cửa hàng trà Shin tea - Tầng trệt chung cư 482A Nơ Trang Long, P13, Q. Bình Thạnh, TpHCM
Quý khách có thể chọn mua trà Oolong chất lượng TpHCM thông qua hệ thống bán hàng của Cửa hàng qua các kênh website, sản thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee... Hoặc gọi điện thoại Hotline 0868140984
Hoặc đến trực tiếp tại cửa hàng trà để thử sản phẩm trước khi quyết định mua.
Cửa hàng trà Shin tea có không gian thưởng trà và đồ uống từ trà để quý khách được trải nghiệm dịch vụ phong phú và đầy đủ nhất.
>>>Xem thêm các sản phẩm các tại đây